Họ là những cô giáo, có người giờ đã lên làm quản lý, mỗi người mỗi khác nhau về hoàn cảnh sống, vị trí công tác, nhưng cùng chung niềm yêu nghề, yêu học trò.
Họ là những cô giáo, có người giờ đã lên làm quản lý, mỗi người mỗi khác nhau về hoàn cảnh sống, vị trí công tác, nhưng cùng chung niềm yêu nghề, yêu học trò. Trong hàng trăm cô giáo về dự hội nghị biểu dương nữ cán bộ giáo viên tiêu biểu giai đoạn 2005 - 2010 do ngành GD- ĐT Lâm Đồng tổ chức nhân ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 năm nay, chúng tôi đã gặp những người như vậy.
Cô Đỗ Thị Hoài: Vui khi thấy học sinh của mình trở thành người có ích
Cô giáo Đỗ Thị Hoài. |
Tốt nghiệp khoa Hoá Đại học Sư phạm 1 Hà Nội cô giáo trẻ Đỗ Thị Hoài theo gia đình vào lập nghiệp ở Cát Tiên và bắt đầu dạy học từ năm 1989. Trước khi trở thành Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông (THPT) Gia Viễn như hiện nay, cô đã có nhiều năm đứng lớp và sau đó là Hiệu phó Trường THPT Cát Tiên. “So với học sinh ở thành thị thì học sinh vùng sâu chịu thiệt thòi nhiều lắm, nhất là các em ở vùng lũ như Cát Tiên. Không chỉ nhà xa trường, các em cũng không có đủ điều kiện học thêm như học sinh ở phố vì nhiều gia đình hoàn cảnh rất khó khăn”.
Điều trăn trở của cô Hoài sau bao năm công tác ở đây chính là việc làm thế nào để nâng chất lượng học sinh vùng nông thôn, vùng sâu đủ sức tốt nghiệp và đậu vào đại học. Theo cô Hoài, điều quan trọng cho những người dạy học vùng sâu là đả thông tư tưởng với các bậc phụ huynh về ý nghĩa quan trọng của việc học. Phải làm sao cho phụ huynh thấy được giáo dục là con đường tốt nhất thoát nghèo để gia đình tạo điều kiện cho con em đến lớp.
Là cán bộ quản lý, cô cùng ban giám hiệu trường phối hợp với phụ huynh học sinh quản lý giờ giấc sĩ số tránh việc bỏ học vì khó khăn. Nhà trường, theo cô luôn chú ý đến việc nâng cao nhận thức tinh thần trách nhiệm của giáo viên, tăng cường phụ đạo cho các em. Với những trường hợp khó khăn, nhà trường phối hợp với Hội phụ huynh tìm cách hỗ trợ để các em đến trường.
Yêu nghề, tận tuỵ gắn bó với nghề, tìm thấy nhiều niềm vui từ công việc. Theo cô Hoài, vui nhất là thấy học sinh của mình trưởng thành. Vào được đại học, cao đẳng, có được công việc tốt, có ích trong xã hội.
Cô Trần Thị Kim Hà: Thành công của học trò là thành công của mình
Cô giáo Trần Thị Kim Hà. |
Cô Phạm Thị Ngũ: Thông cảm với nữ giáo viên vùng sâu.
Cô giáo Phạm Thị Ngũ. |
Hiện là Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Đam Rông, nhưng trước đây cô giáo Phạm Thị Ngũ đã có 15 năm dạy học và làm quản lý ở trường THCS Liêng Saron. Tốt nghiệp Cao Đẳng sư phạm Đà Lạt môn Địa lý, cô Ngũ vào đây dạy học từ những ngày đầu. “Khi mới vào trường có 7 lớp nay đã có 18 lớp học với trên 430 học sinh, 98% là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên” cô nói. Dạy học và rồi là quản lý trong trường vùng sâu nhiều năm, cô đã rút ra được nhiều kinh nghiệm.
Theo cô Ngũ, học trò người dân tộc thiểu số phải tạo được sự hứng thú thì các em mới thích đến lớp. Chính vì vậy, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, các trò chơi đố vui, thi đua giữa các khối lớp trong những dịp có thể, tổ chức thi vở sạch chữ đẹp cho các em. Cùng đó, giáo viên đứng lớp phải khéo léo nhẹ nhàng, tìm cách khen để động viên các em đến lớp.
Cô Liêng Jrang Mary: Nêu gương cho các em học tập.
Cô giáo Liêng Jrang Mary. |
Trong dạy học, khi dạy bằng tiếng Việt nhưng có những chỗ học sinh chưa hiểu cô có thể giải thích thêm bằng tiếng dân tộc cho các em. Cô thường xuyên phối hợp với UBND xã, các đoàn thể và với mục sư trong xã để tuyên truyền ý nghĩa học tập cho các bậc phụ huynh, phối hợp với gia đình vận động các em đến lớp, tránh bỏ học giữa chừng. Cô thường lấy mình như một tấm gương để các em trong buôn noi theo.
“Niềm vui của học trò là niềm vui của chính mình…" |