Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, 10 năm qua, ngoài nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn ngày công để xây mới và sửa chữa nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã và ở thôn - khu phố.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, 10 năm qua, ngoài nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn ngày công để xây mới và sửa chữa nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã và ở thôn - khu phố. Toàn tỉnh có 148 xã, phường, thị trấn, đến nay đã có 75 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa hoạt động thường xuyên (51%), là nơi giao lưu văn hóa cộng động, biểu diễn liên hoan văn nghệ quần chúng, luyện tập và thi đấu thể dục thể thao, đọc sách báo, tìm hiểu pháp luật…
Trong đó một số huyện, thành đã xây dựng được nhiều thiết chế văn hóa như Đà Lạt 13/16 đơn vị xã, phường có nhà văn hóa, Di Linh 16/19, Lâm Hà 12/16, Đam Rông 8/8 xã, Bảo Lộc 6/11 xã, phường có nhà văn hóa; toàn tỉnh đã có 710/1.271 thôn - khu phố có nhà sinh hoạt cộng đồng (hội trường thôn - khu phố) (56%). Nhận thấy, nhà sinh hoạt cộng đồng (còn gọi là hội trường thôn - khu phố) không chỉ là nơi hội họp phổ biến những quy định, pháp luật của nhà nước, chính sách của Đảng, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng dân cư, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, Lâm Đồng phấn đấu đến 2015 sẽ có 80% số thôn - khu phố có nhà sinh hoạt cộng đồng và 80% số xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa.
QU