Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Ninh Thuận, đến chiều 1-11, toàn tỉnh có 2 người mất tích (đều ở huyện Ninh Phước). Hầu hết nhà dân dọc sông Lu và sông Dinh đều bị ngập nước. Thống kê ban đầu, toàn tỉnh có khoảng 1.137 nhà ngập, 58 nhà bị hư hỏng hoàn toàn, hơn 8.000 ha lúa và hoa màu, 70 ha thủy sản ngập nước, 8 ghe bị chìm…
Hiện cơ quan chức năng đã tổ chức di dời 3.164 hộ dân đến nới an toàn, trong đó huyện Thuận Bắc di dời 139 hộ, huyện Ninh Hải di dời 40 hộ, huyện Ninh Phước di dời 807 hộ, huyện Thuận Nam di dời 96 hộ, huyện Nam Sơn di dời 172 hộ, TP Phan Rang -Tháp Chàm di dời 1.910 hộ.
Quốc lộ 27, tuyến giao thông huyết mạch từ TP Phan Rang - Tháp Chàm đi Đà Lạt bị tê liệt hoàn toàn từ rạng sáng 1-11. Tại thôn Cầu Chuối, phường Đô Vinh - Phan Rang - Tháp Chàm, giáp ranh huyện Ninh Sơn, nước làm sạt lở nặng lòng đường, lưu thông tắt nghẽn, chia cắt hoàn toàn vùng này.
Mặc dù bị lật một canô, đại đội 5 trinh sát, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận vẫn cứu được 3 người dân lúc 22g tối 1-11 - Ảnh: TTO |
Phóng viên báo này ghi nhận tại hiện trường, tất cả tuyến đường tại trung tâm Phan Rang - Tháp Chàm ngập trong nước. Nước từ sông Dinh tràn vào cộng lượng nước mưa khủng khiếp đã làm ngập chìm hàng trăm nhà dân ở các phường Tấn Tài, Kinh Dinh, Đạo Long, Thành Hải, Mỹ Hương… với độ sâu 0,5-1,2m. Đến hơn 19g đêm 1-11, nhiều đoạn đê sông Dinh bị nước lũ tràn qua, uy hiếp hàng trăm hộ dân sống ven sông.
Nhà bị ngập tại khu 5, nằm ngoài đê Yên Kiều, dưới chân cầu Dao Long, Tp.Phan Rang tối 1-11 - Ảnh: TTO |
Công an cứu hộ dân vùng rốn lũ Núi Ngỗng (Ninh Sơn) - Ảnh: TTO |
Bộ đội cùng bà con hộ đê ở Ninh Thuận - Ảnh: TTO |
Báo này cũng đưa tin, tuyến đường sắt Bắc - Nam mới thông sau trận lũ trước, nay lại tê liệt.