Hội thảo quốc tế về “Du lịch văn hóa và di sản kiến trúc ở Đông Á và Đông Nam Á”

04:01, 04/01/2011

“Du lịch văn hóa và di sản kiến trúc ở  Đông Á và Đông Nam Á” là chủ đề của hội thảo do Đại học Provence (Pháp) và CEFURDS (Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển) tổ chức tại Đà lạt từ ngày 3 - 4/1/2011 với sự tham dự của 42 nhà khoa học là các chuyên gia hàng đầu của các ngành như kiến trúc, quản trị, khoa học xã hội, và văn hóa đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.
“Du lịch văn hóa và di sản kiến trúc ở  Đông Á và Đông Nam Á” là chủ đề của hội thảo do Đại học Provence (Pháp) và CEFURDS (Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển) tổ chức tại Đà lạt từ ngày 3 - 4/1/2011 với sự tham dự của 42 nhà khoa học là các chuyên gia hàng đầu của các ngành như kiến trúc, quản trị, khoa học xã hội, và văn hóa đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đông Á và Đông Nam Á được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, di sản kiến trúc rất lớn, khi du lịch văn hóa đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng và tăng 15%/năm. Các nhà nghiên cứu đã đi sâu thảo luận về di sản kiến trúc và làm thế nào để bảo tồn nó trong bối cảnh đô thị hóa. 30 tham luận của các nhà khoa học đã được trình bày, tranh luận nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề, ngoài các vấn đề của các nước trong khu vực, có một số vấn đề của Việt Nam đã được đưa ra bàn thảo như: Văn hóa du lịch và văn hóa của công ty môi giới ở làng Lạch (Lạc Dương- Việt Nam), Thánh Cao Đài – Một hấp dẫn du lịch, tình hình bảo tồn kiến trúc ở TP. Hồ Chí Minh, vai trò của chính quyền và nhân dân trong việc bảo tồn di sản kiến trúc, di sản kiến trúc Hà Nội qua một thiên niên kỷ, kiến trúc Pháp tại Sài Gòn – Chợ Lớn trong kỷ nguyên thuộc đại, kiến trúc kiến thiên chúa giáo tại Việt Nam: Cơ hội cho du lịch, nguy cơ mất nhà truyền thống tại thành phố Hồ Chí Minh…

Hội thảo đã mở ra những cơ hội hợp tác trong công tác bảo tồn di sản kiến trúc văn hóa của Việt Nam.

Quỳnh Uyển