Lâm Đồng giúp Lào nuôi cá nước lạnh

03:01, 05/01/2011

Ngày 25/9/2009, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đã vận chuyển bằng đường bộ qua Lào 4000 con cá giống nước lạnh cỡ lớn, trong đó có: 2.500 con cá tầm Xibêri giống. Kèm với giống chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ 1.500 kg thức ăn cho cá nhập khẩu từ Pháp.

Đây là chương trình hợp tác giữa Lâm Đồng và tỉnh Chămpasắc được triển khai chính thức từ tháng 4 năm 2009. Theo đó, các chuyên gia của ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã tư vấn và trực tiếp khảo sát lập dự án xây dựng hoàn chỉnh mô hình nuôi cá nước lạnh tại cụm bản Thong ka lỏng, huyện Paksong với khu vực dự án gần 100 hec ta trong đó có 10 ha nuôi cá nước lạnh (Lâm Đồng đầu tư về giống, thức ăn, của chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật). Kết quả bước đầu đã cho thấy những tín hiệu khả quan sau giai đoạn nuôi thử nghiệm.

Cá tầm.
Cá tầm.
Ngày 25/9/2009, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đã vận chuyển bằng đường bộ qua Lào 4000 con cá giống nước lạnh cỡ lớn, trong đó có: 2.500 con cá tầm Xibêri giống có kích thước từ 30-32 cm, trọng lượng 80-100gam/con và 1.500 con cá hồi vân có trọng lượng từ 12-15gam/con. Kèm với giống chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ 1.500 kg thức ăn cho cá nhập khẩu từ Pháp.

Trong hai năm từ 2009-2010 tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ mô hình nuôi thử nghiệm cá nước lạnh tại cụm bản Thongkalỏng với tổng số kinh phí hỗ trợ là trên 845 triệu đồng, tương đương với 352 triệu tiền Kip Lào. Trong đó, năm 2009 là 402.533 triệu đồng bao gồm kinh phí mua giống, thức ăn nhập ngoại, chi phí vận chuyển bằng đường bộ qua cửa khẩu Bờ Y… Chương trình đã được triển khai theo đúng kế hoạch như sự ký kết của chính quyền 2 tỉnh tại Fakce –Lào đầu tháng 10 năm 2009.

Đến thời điểm hiện tại, cá tầm Xibêri nuôi tại Thongkalỏng - Paksong đạt bình quân 3,5kg/con (trong đó có nhiều cá thể đạt 4,5kg) và phát triển đồng đều, không bệnh tật, có màu sắc đặc trưng, bơi lội nhanh, tỷ lệ sống sau khi vận chuyển đạt tỷ lệ cao (70%). Tốc độ tăng trưởng so với cá tầm tại Lâm Đồng, cùng thời điểm thả giống tăng gấp 2 lần, cùng nuôi theo một quy trình và chế độ chăm sóc cơ bản giống nhau. Nguyên nhân thành công này được đánh giá chủ yếu là do môi trường trong sạch, nước từ rừng nguyên sinh hoặc từ sông, suối không qua canh tác, hoặc canh tác nông nghiệp ở Lào còn đơn giản (không bị ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nguồn phân bón, nước thải công nghiệp), rất hợp cho cá tầm phát triển. Thêm vào đó, thức ăn được nhập khẩu hoàn toàn từ Pháp đạt chất lượng rất tốt. Hiện nay, sản lượng trong ao nuôi thử nghiệm cá tầm vào khoảng 3 tấn, chuyên gia nông nghiệp Lâm Đồng đang tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật của tỉnh Chămpasắc tuyển chọn cá tốt, có trọng lượng từ 4 kg trở lên để nhân giống đàn về sau.

Riêng với cá hồi vân, đến nay cá thể lớn nhất mới chỉ đạt 850gam. Ngoài hao hụt do vận chuyển thì tỷ lệ chết và hao hụt trong khi nuôi khá cao, tốc độ sinh trưởng của phần còn lại cũng thấp. So với ở Lâm Đồng thì cá hồi vân ở Lào chậm và kém phát triển hơn rất nhiều. Sản lượng cá hồi thương phẩm mới chỉ đạt 450 kg. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính vẫn là nhiệt độ nước ở Paksong cao trên 210c, không phù hợp với cá hồi (chỉ phù hợp với nhiệt độ dưới 20Oc).

Có thể thấy rõ, sau một thời gian nuôi thử nghiệm, cá tầm ở Paksong - Chămpasắc - Lào rất phù hợp để phát triển và cần được nhân rộng. Riêng với cá hồi vân để thành công cần phải tìm ra được những giải pháp kỹ thuật cần thiết để khắc phục các vấn đề về nhiệt độ nước. Theo ngành nông nghiệp Lâm Đồng thì để cá nước lạnh(nhất là giống cá tầm) phát triển được ở Lào, trước hết cần phải tập trung chú ý phát triển đối tượng cá tầm và nhân rộng mô hình đã nuôi thành công tại cụm bản Thongkalỏng. Đồng thời phải giải quyết công tác giống và thức ăn, trước mắt cần nhập ở những nước láng giềng, qua đó có thể giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

Tuấn Linh