“Cảm ơn sự chia sẻ và động viên của các bạn Việt Nam…”

10:03, 27/03/2011

Đây là lời cảm ơn của tiến sĩ Tamikazu Kume, người đã có 10 năm đi rất nhiều nơi tại Việt Nam với tư cách là một chuyên gia lĩnh vực ứng dụng hạt nhân trong nông nghiệp qua các chương trình hợp tác của Nhật và Chính phủ Việt Nam, trước những thăm hỏi và chia sẻ của Việt Nam về những mất mát mà người dân Nhật đang phải gánh chịu sau thảm họa động đất, sóng thần.

Đây là lời cảm ơn của tiến sĩ Tamikazu Kume, một người Nhật hiện đang sống và làm việc tại Đà Lạt trước những thăm hỏi và chia sẻ của các đồng nghiệp, bạn bè Việt Nam về những mất mát to lớn mà người dân đất nước mặt trời mọc đang phải gánh chịu sau thảm họa động đất , sóng thần kinh hoàng và  những nguy cơ về rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử.

Năm nay 65 tuổi và đây là năm thứ hai tiến sĩ Tamikazu Kume sống tại Đà Lạt, nhưng trước đó ông đã có trên 10 năm qua lại và đi rất nhiều nơi tại Việt Nam với tư cách là một chuyên gia lĩnh vực ứng dụng hạt nhân trong nông nghiệp qua các chương trình hợp tác của Nhật và Chính phủ Việt Nam.  Với thâm niên trên 35 năm công tác tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (Japan Atomic Energy Research - JAERI), khi về hưu, ông đến Việt Nam với mong muốn có thể đóng góp kinh nghiệm trong việc giúp đỡ phát triển các trung tâm ứng dụng năng lượng hạt nhân trong nông nghiệp tại Việt Nam.

 
Ông và vợ ông chọn Đà Lạt để ở vì khí hậu ôn hòa và cũng vì nơi đây có Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt - nơi ông có rất nhiều đồng nghiệp lẫn học trò người Việt từng tu nghiệp, học tập ở Nhật tại  cơ quan ông công tác. Không chỉ là cán bộ nghiên cứu, ông còn dạy học tại Đại học Gunma ở thành phố Takasaki, cách Tokyo khoảng 100 km về phía tây bắc. Hiện ông đang cộng tác cùng Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng với tư cách chuyên gia tư vấn trong việc chọn lựa công nghệ phù hợp cho Trung tâm Chiếu xạ nông sản đang được tỉnh chuẩn bị xây dựng tại Bảo Lộc. 

PV: Ông có người thân hay bạn bè tại những nơi vừa xảy ra sóng thần tàn phá không, thưa ông?
 
Tiến sĩ Tamikazu Kume: Không, may mắn là tôi không có người thân và bạn bè ở đó. Vợ chồng tôi có một cô con gái đã lập gia đình hiện đang sống tại Fukui, gần thành phố Osaka, cách khá xa vùng động đất. Quả là một thảm họa bất ngờ, gây bàng hoàng. Tôi rất buồn. So với vụ động đất tại Kobe mà tôi từng chứng kiến thì ở trận động đất này, thiệt hại về con người lần này là quá lớn, đến nay theo báo cáo chính thức đã có trên 26 nghìn người chết và mất tích. Tôi hằng ngày vẫn cập nhật tin tức từ Nhật qua người thân bạn bè và qua Internet. Tại Đà Lạt cũng có một số người Nhật đang làm việc ở thành phố này và trong tỉnh, thỉnh thoảng tôi cũng có gặp mặt và không ít người trong số này đã phải quay về Nhật vì có người thân mất tích.

Ngày 18/3/2011, Hội CTĐ tỉnh Lâm Đồng đã phát động đợt vận động, kêu gọi các cấp, các sở, ban ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang, các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp trong tỉnh và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia hưởng ứng đóng góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản sớm khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sớm ổn định cuộc sống.

Sau hơn một tuần phát động, số tiền ủng hộ đã được gần 200 triệu đồng. Đơn vị ủng hộ nhiều nhất là CBCNV Điện lực Lâm Đồng hơn 83 triệu đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn gần 40 triệu đồng, công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng 10 triệu đồng…

Tuấn Hương

 
PV: Rất nhiều các quốc gia trong khu vực rất quan tâm về chuyện  rò rỉ phóng xạ do sự cố ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima hiện nay. Là chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân, ý kiến ông thế nào?

Tiến sĩ Kamukazu Kume: Vâng, rất đáng tiếc là sự cố rò rỉ phóng xạ đã xảy ra do những tác động của thiên tai ngoài ý muốn dù nhà máy này đã có các các phương án phòng ngừa khá tốt khi vận hành. Nhưng có thể nói, quy mô động đất và sóng thần lần này mà nước Nhật phải đối mặt là rất lớn; trong một quãng dài lịch sử  chưa từng gặp phải như vậy.

Chính phủ Nhật Bản cùng với sự giúp đỡ của một số quốc gia đang rất nỗ lực để kiểm soát tình hình tại nhà máy và đã có những bước tiến nhất định. Hằng ngày, tôi thường xuyên truy cập Diễn đàn Công nghiệp Nguyên tử Nhật Bản (Japan Atomic Industrial Forum - JAIF) nên thông tin về sự cố khá chi tiết và tôi tin tình hình sẽ sớm ổn định trở lại.

PV: Báo chí Việt Nam trong những ngày gần đây nói rất nhiều đến tinh thần Nhật Bản, đến chuyện người Nhật trong lúc hoạn nạn vẫn bình tĩnh, trật tự, không hoảng loạn, vẫn chia sẻ cho nhau miếng cơm manh áo dù mình không còn gì, không cảnh trộm đồ, cướp bóc như nhiều quốc gia, dù giàu có nhưng khi gặp thảm họa  vẫn xảy ra. Tinh thần này theo ông có từ đâu?

Tiến sĩ Kamukazu Kume: Theo tôi, tinh thần này có được chính từ giáo dục.  Chúng tôi dạy dỗ cho con em ngay từ nhỏ trong gia đình, trong trường học rằng chúng tôi sống trong một đất nước có nhiều khó khăn, tài nguyên không nhiều, động đất, sóng thần vẫn xảy ra, phải học cách tự mình, cùng giúp mọi người để cùng vượt qua khó khăn. Không thể lấy tài sản của người khác khi họ gặp hoạn nạn, không thể nhân cơ hội này để đầu cơ trong lúc tình hình khó khăn. Giúp đỡ, cùng chia sẻ nhau trong lúc thảm họa ập đến là một truyền thống của chúng tôi và chúng tôi tự hào về điều này.

Cũng nhân cơ hội này tôi xin cảm ơn rất nhiều về những tình cảm của các nhiều đồng nghiệp, bạn bè, người quen, học trò của tôi tại Đà Lạt và nhiều nơi khác gọi điện đến hỏi thăm động viên chia buồn với người dân Nhật, Điều này làm tôi rất cảm động!

PV: Cảm ơn ông!

Viết Trọng (thực hiện)