Đừng để vườn hoa Bích Câu hoang phế

11:03, 03/03/2011

(LĐ online) - Đảo Bích Câu (còn gọi là Bích Câu Kỳ Ngộ) là một điểm nhấn có duyên vì nằm giữa hồ Xuân Hương và cạnh vườn Hoa thành phố Đà Lạt. Giờ đây đảo không còn là điểm dừng chân lãng mạn của du khách mà đã trở thành điểm tập trung của tệ nạn xã hội.

(LĐ online) - Đảo Bích Câu (còn gọi là Bích Câu Kỳ Ngộ) là một điểm nhấn có duyên vì nằm giữa hồ Xuân Hương và cạnh vườn Hoa thành phố Đà Lạt. Giờ đây đảo không còn là điểm dừng chân lãng mạn của du khách mà đã trở thành điểm tập trung của tệ nạn xã hội.

Năm 2009, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Hội Sinh vật cảnh Lâm Đồng đứng ra nhận đầu tư, cải tạo, chỉnh trang hòn đảo này thành vườn hoa để tham gia Festival hoa 2010. Với hơn 3 tỷ đồng, trên khuôn viên gần 1 ha, các nhà đầu tư đã xây 2 chiếc cầu bằng bê tông, sưu tập 25.000 đơn vị hoa, hơn 100 chậu bonsai, hàng trăm tác phẩm đá cảnh và hệ thống ánh sáng với hàng trăm bóng đèn kiểu…

Tan tành hoang phế từ ngoài bãi cỏ đến trong ngôi nhà gỗ
Tan tành hoang phế từ ngoài bãi cỏ đến trong ngôi nhà gỗ
Ý tưởng của nhà đầu tư là đưa vườn hoa Bích Câu thành điểm thưởng lãm lý thú cho du khách mỗi khi đến Đà Lạt. Nhưng thật đáng buồn là khi Festival hoa Đà Lạt 2010 kết thúc chưa lâu, hòn đảo đã trở thành hoang tàn, nhếch nhác, hết sức phản cảm.

Ngày 02/3, chúng tôi gặp ông Huỳnh Minh Xuyến - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Lâm Đồng để hiểu rõ sự tình. Ông Xuyến cho biết: “ Sau Festival hoa, Hội tiếp tục lập dự án đầu tư, xin làm nhà vệ sinh, một chỗ pha chế cà phê; cho phép khai thác cà phê, giải khát, từ nguồn thu đó mới có trưng hoa, trưng cây… nhưng tỉnh chưa duyệt xây dựng.”

Đảo Bích Câu là điểm nhấn ấn tượng của thắng cảnh hồ Xuân Hương
Đảo Bích Câu là điểm nhấn ấn tượng của thắng cảnh hồ Xuân Hương
Vẫn biết rằng, hồ Xuân Hương là danh thắng quốc gia, mọi sự can thiệp phải được tính toán kỹ lưỡng theo Luật Di sản. Dù là “điểm nhạy cảm” nhưng không vì thế mà để nơi đây trở thành điểm gây phản cảm đối với du khách như hiện nay.

Vấn đề ở chỗ, làm thế nào để Đà Lạt có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới mà vẫn giữ được cảnh quan. Phát triển du lịch bền vững xem ra vẫn bài toán khó đối với nhà quản lý và người làm du lịch ? “Xã hội hóa” trong du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch thực sự trở thành nền kinh tế mũi nhọn là định hướng của tỉnh. Thiết nghĩ, Hội Sinh vật cảnh Lâm Đồng, các ngành chức năng cần sớm tìm một lời giải chung.  
 
[poll(421)]

Minh Đạo