Đó là bà Young Sook, 51 tuổi, tốt nghiệp tiến sỹ chuyên ngành Giáo dục đặc biệt và từng có hơn 20 năm công tác tại Sở Giáo dục Pusan với vai trò là Trưởng hội Khuyến học giáo dục đặc biệt. Nghĩa cử tình nguyện của tiến sỹ Young Sook đã thể hiện tình cảm con người và quan hệ hữu hảo với đồng loại không biên giới.
Bà Young Sook, 51 tuổi, là người tốt nghiệp tiến sỹ chuyên ngành Giáo dục đặc biệt và từng có hơn 20 năm công tác tại Sở Giáo dục Pusan với vai trò là Trưởng hội Khuyến học giáo dục đặc biệt. Năm 2000, bà chuyển về Viện Nghiên cứu giáo dục Pusan và sau đó đến làm giảng viên trường đại học Inje.
Vợ chồng tiến sỹ Choi Young Sook tại nơi ở trọ. |
Cùng đến Việt Nam với bà Young Sook còn có chồng là ông Kwon Jang Soo. Hai ông bà đã thuê một căn nhà gần cạnh trường Khiếm thính Lâm Đồng và hàng ngày đến trường cống hiến khả năng chuyên môn về giáo dục đặc biệt. Ông Nguyễn Hữu Hoa cho biết, dù không đòi hỏi bất cứ chế độ đãi ngộ nào nhưng mỗi ngày bà Sook vẫn đến trường làm việc đúng giờ như một cán bộ biên chế của trường. Những nội dung công việc mà bà triển khai ở trường đã giúp cho các thầy, cô giáo rất nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Theo ông Hoa, những lĩnh vực bà Sook đang tình nguyện làm như nghiên cứu về trẻ điếc của trường; tổ chức luyện nghe – nói cho học sinh; tham gia chương trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật (khiếm thính, thiểu năng trí tuệ) cho trẻ từ 0 – 3 tuổi; tham gia tập huấn kiến thức cho giáo viên…, đã giúp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của nhà trường công tác một cách bài bản và khoa học hơn.
Cùng với việc tự túc mọi chi phí ăn ở, sinh hoạt và đi lại, vợ chồng tiến sỹ Young Sook còn hỗ trợ kinh phí cho trường Khiếm thính và tình nguyện mang theo mấy tấn máy móc, thiết bị phục vụ nuôi dạy trẻ khuyết tật từ Hàn Quốc đến hiến tặng cho trường Khiếm thính Lâm Đồng. Mỗi tháng bà Sook phải bỏ ra hơn 10 triệu chỉ riêng tiền thuê căn nhà để ở gần trường và rất nhiều chi phí sinh hoạt của hai vợ chồng nhưng bà vẫn vui vẻ cho biết: “Con trai tôi đã trưởng thành và tự lo cho mình tại Hàn Quốc. Tôi muốn dành hết tâm sức, thời gian còn lại cống hiến cho việc nuôi dạy các em khuyết tật ở Việt Nam. Đất nước các bạn đẹp và bình yên quá!”.
Chia tay bà Choi Young Sook, nghe bà tâm sự: “Con người đất nước Việt Nam rất yêu hòa bình, rất hữu hảo. Tôi đến đây đã được nhà trường và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để sống và làm việc. Chỉ mong còn đủ sức khỏe để hỗ trợ các em khuyết tật thật lâu”. Nghĩa cử tình cảm của nữ tiến sỹ lan tỏa dài lâu, các em nhỏ khuyết tật của Lâm Đồng nhận được sự yêu thương, đóng góp của những người như tiến sỹ Young Sook thật vô tư, trong sáng. Điều đó không chỉ là mong ước của các em./.