Hỏa táng - Một dấu hiệu của sự đổi mới

03:05, 25/05/2011

Ông Đào Quang Lâm - Trưởng Ban quản lý Nghĩa trang, thuộc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ đô thị Đà Lạt cho biết: Đài hỏa táng Đà Lạt tọa lạc trên Đồi Tam Tạng, Nghĩa trang Du Sinh, phường 4, trong một khuôn viên rộng 18.000m2, thoáng mát, có cảnh quan đẹp do sự tôn tạo của con người và sự ưu đãi của thiên nhiên.

Ông Đào Quang Lâm - Trưởng Ban quản lý Nghĩa trang, thuộc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ đô thị Đà Lạt cho biết: Đài hỏa táng Đà Lạt tọa lạc trên Đồi Tam Tạng, Nghĩa trang Du Sinh, phường 4, trong một khuôn viên rộng 18.000m2, thoáng mát, có cảnh quan đẹp do sự tôn tạo của con người và sự ưu đãi của thiên nhiên.
 
Tòa tháp lưu giữ tro cốt tại Đài hỏa táng Đà Lạt
Tòa tháp lưu giữ tro cốt tại Đài hỏa táng Đà Lạt

Với tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng, Đài hỏa táng Đà Lạt vượt trội đài hỏa táng của nhiều địa phương khác về tính tự động hóa. Hay nói cách khác, từ đưa quan tài vào phòng hành lễ, hạ quan tài xuống hầm hỏa táng, đưa quan tài vào lò đốt, kiểm tra quá trình hỏa táng xem đã đủ tiêu chuẩn ATVSMT, đến đưa tro cốt ra ngoài, phân biệt tro hài cốt, với quan tài, áo quần khâm liệm.… đều được vi tính hóa, tự động hóa theo công nghệ hiện đại, tiên tiến của Mỹ. Điều đáng nói nữa là, ngoài công nghệ hỏa táng hiện đại, tại Đài hỏa táng Đà Lạt việc “hậu sự” cho người “quá cố” được tổ chức rất văn minh, lịch sự, chu toàn, đáp ứng được tâm linh, tín ngưỡng của mọi người dân. Chẳng hạn, khi xe đưa quan tài vào quàn tại nhà hành lễ, các nhân viên của Ban quản lý sẽ hướng dẫn thân nhân người “quá cố” tiến hành các thủ tục hành lễ theo các nghi lễ tôn giáo khác nhau, trước khi hạ quan tài xuống lò hỏa táng. Mặt khác, khi thi hài được hỏa táng xong, sẽ có các loại hũ đá đựng tro cốt để thân nhân người “quá cố” lựa chọn hũ đựng tro cốt và nếu không đưa hũ tro cốt về thờ cúng tại nhà, tại các chùa chiền, “nhà đạo”, mà lưu giữ vĩnh viễn tại Tòa tháp của Đài hỏa táng, thì hàng ngày nhân viên bảo vệ sẽ mở cửa phục vụ việc hành lễ từ 7 giờ sáng, đến 5 giờ chiều, hoặc thân nhân người “quá cố” không có điều kiện đến chăm sóc hàng ngày, thì hàng tháng nhân viên bảo vệ cũng sẽ chu toàn việc” đèn nhang”. Cũng theo ông Đào Quang Lâm, phương pháp “hỏa táng” người chết ngoài đảm bảo an toàn tuyệt đối VSMT, còn giúp cho thân nhân của người “quá cố” giảm được sự vất vả, tốn kém rất nhiều so với phương pháp “địa táng”. Bởi lẽ: Sự phân hủy của thân xác sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, không khí rất nặng nề, với lại trong bối cảnh quỹ đất ngày càng bị chật hẹp hiện nay, rất khó kiếm được một khu đất “đắc địa” như ý để “địa táng” người “quá cố”, lại phải cần một lực lượng lớn người đào huyệt, hạ huyệt, chôn cất, xây nhà mồ tốn kém đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Trong lúc đó, nếu lo “hậu sự” cho người “quá cố” bằng phương pháp “hỏa táng”, thì vừa gọn nhẹ, khoa học, đỡ vất vả cho người thân, vừa giảm chi phí hàng chục lần so với phương pháp “địa táng”. Với tính ưu việt đó, nên sau gần 3 năm đi vào hoạt động đã có trên 500 người dân không chỉ ở TP Đà Lạt, mà ở một số huyện, TP ở Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận chọn Đài hỏa táng Đà Lạt làm nơi “siêu thoát” cho người thân “quá cố” của mình, trong đó có trên 100 hũ tro cốt được lưu giữ, hương khói quanh năm tại Tòa tháp của Đài hỏa táng. Đó là dấu hiệu đáng mừng của sự đổi mới về quan niệm lo “hậu sự” cho người thân khi mất, góp phần gìn giữ, tôn tạo môi trường trong lành của thành phố du lịch, nghĩ dưỡng Đà Lạt.
HOÀNG KIẾN GIANG