Chiến lược phòng chống bệnh gan mật tập trung 3 nhiệm vụ chính: Phòng chống viêm gan B nhằm giảm tỉ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B trong cộng đồng (số người nhiễm hiện chiếm 15-20% dân số), cần tiêm vắc-xin viêm gan B để tránh nguy cơ viêm gan, xơ gan và ung thư gan...
Theo đánh giá của TS Đinh Quý Lan - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Gan mật Việt Nam tại Đại hội Hội Gan mật Việt Nam lần thứ III tổ chức tại Đà Lạt ngày 5/8, chuyên ngành này đã có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống viêm gan B, C, ung thư gan, sỏi mật, áp dụng tiến bộ khoa học vào điều trị gan, ghép tụy và ghép gan, phẫu thuật ung thư gan, kỹ thuật mới trong nội soi tán sỏi đường mật trong gan… Kể từ ca ghép gan đầu tiên vào tháng 1/2004, đến 6/2011 tại Việt Nam đã có 19 trường hợp ghép gan thành công được thực hiện tại 4 bệnh viện, gồm 17 ca ghép gan từ người cho sống và 2 ca ghép gan lấy từ bệnh nhân chết não.
Chiến lược phòng chống bệnh gan mật tập trung 3 nhiệm vụ chính: Phòng chống viêm gan B nhằm giảm tỉ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B trong cộng đồng (số người nhiễm hiện chiếm 15-20% dân số), cần tiêm vắc-xin viêm gan B để tránh nguy cơ viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Vận động toàn xã hội chống nạn nghiện rượu để giảm tỉ lệ bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan. Đầu tư nhân lực, tài chính có trọng điểm cho các trung tâm y khoa triển khai chương trình ghép gan và gây quỹ để giúp cho bệnh nhân nghèo điều trị ung thư gan.