Đà Lạt: Tai nạn giao thông giảm cả 3 mặt

03:08, 24/08/2011

Hai trong ba nội dung lớn mà UBND thành phố Đà Lạt chỉ đạo các ngành và  địa phương cần nghiêm túc thực hiện đó là công tác đầu tư hạ tầng cơ sở, chỉnh trang trật tự đô thị và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy mà tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở Đà Lạt đang có xu hướng giảm. 

Hai trong ba nội dung lớn mà UBND thành phố Đà Lạt chỉ đạo các ngành và  địa phương cần nghiêm túc thực hiện đó là công tác đầu tư hạ tầng cơ sở, chỉnh trang trật tự đô thị và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy mà tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở Đà Lạt đang có xu hướng giảm. 

Thông thường, ở các trung tâm đô thị lớn thường hay xảy ra tai nạn giao thông nhiều hơn các vùng nông thôn. Nguyên nhân là do mật độ phương tiện lưu thông lớn, nhất là thành phố du lịch như Đà Lạt, hàng năm có vài chục ngàn lượt phương tiện giao thông các loại của du khách tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, điều này đang có xu hướng ngược lại, bởi trong số hơn 100 vụ tai nạn giao thông xẩy ra từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có tới 34% vụ tai nạn xẩy ra ở các tuyến đường liên xã, khu vực nông thôn. Trong khi đó, số vụ tai nạn trên các tuyến đường nội thành, nội thị chỉ chiếm 10,5%.

Theo Ban An toàn giao thông thành phố Đà Lạt, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, giảm 2 vụ so với cùng kỳ. Qua đó, số người chết 12, giảm 3 và số người bị thương 89 người, giảm 6 người. Ngoài ra, có 92 vụ va quẹt, giảm 2 vụ. Qua công tác tuần tra, kiểm soát, các cơ quan chức năng đã xử lý 13.400 trường hợp vi phạm an toàn giao thông, xử phạt hành chính số tiền lên tới 3,5 tỷ đồng, tịch thu 171 xe máy không có giấy tờ hợp lệ. Các lỗi gây ra tai nạn giao thông chủ yếu do vi phạm phía đi, đi không đúng phần đường, vi phạm tốc độ khi tham gia giao thông. Phương tiện gây tai nạn giao thông đa phần là xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và tập trung ở những người nằm trong độ tuổi từ 27 đến 55, có hơn 90% số người gây ra tai nạn là nam giới. Với kết quả này, thành phố Đà Lạt là một trong số ít địa phương trong tỉnh không những kìm hãm tình trạng tai nạn giao thông mà còn tiến tới giảm cả 3 tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm ngoái.

Cấp 10 ngàn giấy phép lái xe ô tô, xe máy

Theo Sở Giao thông vận tải, trong 7 tháng đầu năm 2011, sở đã tổ chức 41 kỳ sát hạch cấp Giấy phép lái xe hạng A1 đối với xe mô tô hai bánh và xe ô tô các hạng cho hơn 10.000  học viên. Qua đó đã cấp 9.243 Giấy phép lái xe mô tô (trong tổng số 12.000 học viên đăng ký dự thi lấy bằng lái), đồng thời cấp 800 Giấy phép lái xe ô tô các hạng, trong đó có 698 bằng lái hạng B2, 89 bằng hạng C và 13 bằng lái hạng D, E. Được biết, cũng trong thời gian này, Sở Giao thông vận tải đã cấp đổi 1.351 Giấy phép lái xe các hạng, nhập quản lý 182 hồ sơ di chuyển đến địa phương.

KHẢI NHIÊN
Theo ông Võ Ngọc Hiệp - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban An toàn giao thông thành phố Đà Lạt, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông một phần do khách quan, bởi đường sá không được mở rộng trong khi số lượng đầu xe mỗi ngày một tăng. Song để đạt được kết quả giảm trên 3 mặt: về số vụ, số người chết và bị thương trong thời gian qua là do thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng, duy tuy bảo dưỡng hạ tầng giao thông đô thị, bên cạnh việc lập lại trật tự đô thị như tháo dỡ, giải tỏa các hàng quán lấn chiếm lòng, lề đường và các bến cóc, các khu chợ phát sinh tại địa bàn một số xã, phường. Đáng chú ý, năm 2010 số vụ tai nạn giao thông tăng ở các vùng ven, các khu vực xa trung tâm thành phố, vì vậy năm nay thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng huy động lực lượng tập trung tuần tra, kiểm soát liên tục 40 ngày tại các điểm nóng hay xẩy ra tai nạn. Sau khi tình hình trật tự an toàn giao thông được đảm bảo, giao lại cho xã, phường vùng ven tiếp tục kiểm soát mới rút lực lượng tăng cường đi nơi khác. Nhờ vậy, nếu như năm 2010 tại các địa bàn này chiếm tới 40% số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố thì nay giảm xuống còn 10% số vụ. Đặc biệt, trước đây công tác trật tự an toàn giao thông tại các xã, phường “khoán trắng” cho lực lượng công an đảm nhiệm vì các xã, phường không tăng cường lực lượng cùng tham gia thực hiện. Để xác định rõ trách nhiệm của các phường, xã tích cực tham gia công tác bảo đảm an toàn giao thông, thành phố có Ban An toàn giao thông nên các xã, phường cũng phải thành lập Ban này nhằm tăng cường thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, đồng thời phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng trong công tác đảm bảo tật tự an toàn giao thông trên địa bàn cơ sở gắn với trách nhiệm người đứng đầu UBND các xã, phường.                
KHẢI NHIÊN