Một loạt các bài viết về kho di sản mộc bản triều Nguyễn; anh còn dày công nghiên cứu dịch thuật sách cổ để cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn sâu hơn về biển đảo Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Lê Khắc Niên |
Có lẽ nhắc đến tên anh, chúng tôi cũng không cần phải tìm đâu xa bởi có thể lên Google là tìm được rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của anh. Với một loạt các bài viết về kho di sản mộc bản triều Nguyễn cùng những đánh giá có tính chất khoa học đã được anh đăng tải trên báo Tuổi trẻ năm 2010, gây tiếng vang rất lớn đến giá trị của kho tài liệu lưu trữ ở Đà Lạt. Hiệu ứng của một loạt các bài viết này là khách du lịch đổ xô về biệt điện Trần Lệ Xuân để thăm quan. Nhưng có lẽ với anh dường như vậy vẫn còn chưa đủ để cung cấp những cứ liệu, bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển đảo, anh đã dày công nghiên cứu dịch thuật sách cổ để cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn sâu hơn về biển đảo Việt Nam. Những đóng góp của anh đã được dư luận hết sức quan tâm.
Sau khi học xong đại học, Lê Khắc Niên tình nguyện ra công tác tại Bảo tàng Côn Đảo. Anh hiểu nỗi vất vả của nhân dân trên đảo, và tinh thần ấy càng thôi thúc anh quyết tâm làm một việc gì đó để đóng góp công sức của mình cho đất nước. Cái duyên đến với anh thật tình cờ khi anh vào đất liền và công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, tại đây anh đã góp phần chỉnh lý khoa học hơn 30.0000 tấm Mộc bản, sắp xếp gọn gàng khoa học thuận tiện cho việc nghiên cứu và khai thác di sản Hán Nôm của Việt Nam.
Anh nói, tài liệu lưu trữ dù có quý đến đâu cũng cần được công bố để nhân dân được biết, ngoại trừ những trường hợp nhạy cảm. Nếu cứ để lưu trữ mà không được nghiên cứu, công bố thì những tài liệu đó cũng chỉ là những tài liệu chết. |
Tiếp chúng tôi trong căn phòng nho nhỏ tại Đà Lạt, khi anh đang đọc những trang tài liệu cổ mà mình tìm được cũng như với vốn dịch thuật của mình, anh cho chúng tôi biết là đang cố gắng để phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Vì anh đã từng là chuyên viên lưu trữ nên anh rất hiểu tài liệu quý như thế nào? Anh nói, tài liệu lưu trữ dù có quý đến đâu cũng cần được công bố để nhân dân được biết, ngoại trừ những trường hợp nhạy cảm. Nếu cứ để lưu trữ mà không được nghiên cứu, công bố thì những tài liệu đó cũng chỉ là những tài liệu chết.
Hết lòng nâng niu quý trọng từng trang tài liệu, anh tỉ mỉ chỉ cho chúng tôi xem về những trang tài liệu có viết về Hoàng Sa mà anh đang nghiên cứu, những tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm cổ dưới triều Nguyễn đang được anh dịch thuật và sắp công bố vào thời gian tới. Bởi theo anh đó chính là phát huy tốt giá trị của tài liệu lưu trữ, một việc mà có lẽ cả đời này anh theo đuổi. Theo anh, tài liệu mà càng nhiều người đọc, nhiều người biết đến mới là có giá trị, vì thế mà anh đã không ngần ngại sưu tầm, nghiên cứu để công bố đến tay độc giả.