Trường Sa lớn - Ngày thứ nhất

02:12, 18/12/2011

(LĐ online) - Ngày 17/12, đoàn nhà báo theo Tàu Trường Sa 22 cập cầu cảng trong sóng gió rất to, chỉ người lên được còn hàng buộc phải để lại trên tàu.

[links()](LĐ online) - Ngày 17/12, đoàn nhà báo theo Tàu Trường Sa 22 cập cầu cảng trong sóng gió rất to, chỉ người lên được còn hàng buộc phải để lại trên tàu.

Bên Tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.
Bên Tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Trưởng đoàn- Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Thượng tá Đinh Văn Hải - trưởng đảo kiêm Chủ tịch thị trấn đảo Trường Sa lớn và chính trị viên đảo Trường Sa lớn Phạm Quang Trung cùng đoàn đi viếng và thăm hương Nhà tưởng niệm Bác Hồ. Đây là công trình biểu hiện tấm lòng nghĩa tình của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Nghệ An với quân và dân huyện đảo Trường Sa. Đoàn còn đến các công trình văn hóa, tín ngưỡng khác như Đài tưởng niệm các anh hùng và liệt sỹ, Chùa Trường Sa. Bên những hàng bàng vuông và phong ba xanh ngắt, các công trình này như là điểm nhấn của biểu tượng sự an lành và thiêng liêng đất Việt nơi sóng gió biên cương thân yêu của Tổ quốc. Cuộc sống trên đảo diễn ra thật bình yên và sinh động…

Ngôi chùa Trường Sa lớn được thiết kế cùng với nhiều bức tượng và đồ cúng lễ mang đậm nét văn hóa Việt. Đặc biệt, có bức tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kính tặng. (Bức tượng này là của Liên đoàn Phật giáo thế giới tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Chùa Vàng Shwedagon, thủ đô Yangon trong dịp Thủ tướng đi thăm nước Myanma). Chúng tôi bắt gặp gia đình chị Trần Thị Hoa cùng chồng Nguyễn Xuân Yên và 2 con là Nguyễn Thị My Sen học lớp 3, Nguyễn Kim Si lớp 1 sắm mâm quả vào thành kính thắp hương Chùa. Họ từ xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa tự nguyện ra đảo sinh sống từ 4 năm nay. Chị cười vui vẻ nói: “Hồi đầu ra cũng nhớ bà con họ hàng, bây giờ thì cuộc sống được Nhà nước chăm lo, các chú bộ đội quan tâm lắm nên đã ổn định và quen rồi”.

Đoàn còn đến thắp hương viếng linh hồn hai liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Đó là chiến sỹ Hoàng Văn Nghĩa, sinh năm 1983, quê huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, mất ngày 21/3/2010, Lê Văn Tuấn, sinh năm 1988, quê huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, mất ngày 26/10/2010.

Buổi chiều, các nhà báo và lãnh đạo đảo Trường Sa lớn cùng họp mặt. Thượng tá Đinh Văn Hải cho biết một số tình hình về đảo Trường Sa lớn thực hiện năm 2011, trong đó, công tác Đảng, công tác chính trị đều thực hiện tốt từ cán bộ, chiến sỹ đến người dân. Đảng ủy đã lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm, các chỉ tiêu trên 4 mặt đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra.

Năm qua, đảo đã tạo điều kiện cho 161 lượt tàu đánh cá của ngư dân đánh bắt hải sản; hỗ trợ hàng ngàn lít nước ngọt, thăm hỏi, khám chữa bệnh kịp thời đối với và con ngư dân…

Công tác sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện thường xuyên duy trì và đảm bảo các yêu cầu đề ra. Công tác hậu cần tài chính và đời sống bộ đội thường xuyên duy trì đủ số lượng và chất lượng. Giá trị từ tăng gia sản xuất đạt 812.000 đồng/người/năm, bằng 101,5% chỉ tiêu kế hoạch năm… Quân và dân luôn được đảm bảo sức khỏe đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và đời sống sinh hoạt trên đảo. 

Trung úy Nguyễn Quang Trọng thắp hương cho đồng đội nằm lại trên đảo TS lớn.
Trung úy Nguyễn Quang Trọng thắp hương cho đồng đội nằm lại trên đảo TS lớn.
PV báo Lâm Đồng và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân phó Lữ đoàn 146, Trường đoàn tàu TS 22 trước cột mốc đảo Trường Sa lớn.
PV báo Lâm Đồng và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân - Phó Lữ đoàn 146, Trường đoàn tàu TS 22 trước cột mốc đảo Trường Sa lớn.
Gia đình chị Trần Thị Hòa thắp hương viếng Chùa
Gia đình chị Trần Thị Hòa thắp hương viếng Chùa
Dùng thuyền máy lên tàu vì sóng lớn
Dùng thuyền máy lên tàu vì sóng lớn

                    MINH ĐẠO