Phát động tháng hành động “Vì một xã hội không bạo lực, không xâm phạm trẻ em”

10:05, 30/05/2012

(LĐ online) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Văn Thu yêu cầu các ngành chức năng tăng cường các biện pháp phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em nhằm đảm bảo cho mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, thân thiện và lành mạnh…

(LĐ online) - Với chủ đề “Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”, tháng hành động vì trẻ em năm nay vừa được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Văn Thu phát động vào sáng nay (30/5), tại huyện Cát Tiên, nhằm mục tiêu tạo sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác chăm sóc trẻ em, tạo môi trường an toàn, thân thiện và lành mạnh để mọi trẻ em có cơ hội phát triển bình đẳng.

Đồng chí Trương Văn Thu – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao học bổng từ Quỹ bảo trợ trẻ em nghèo cho cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập.
Đồng chí Trương Văn Thu – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao học bổng từ Quỹ bảo trợ trẻ em nghèo cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập.

 

Đông đảo học sinh trên địa bàn huyện Cát Tiên tham gia lễ phát động tháng hành động vì trẻ em
Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa luôn cần được xã hội quan tâm


Tại buổi phát động, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư ngân sách, huy động nguồn lực xã hội xây dựng các công trình phúc lợi, các chương trình hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ vùng sâu, vùng xa và trẻ em là nạn nhân chất động hoá học, khuyết tật. Đồng thời yêu cầu các ngành chức năng tăng cường các biện pháp phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em nhằm đảm bảo cho mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, thân thiện và lành mạnh, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em.

Thời gian qua, công tác chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt được những kết quả nhất định. Đặc biệt, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa luôn được các ngành, các cấp và các tổ chức xã hội quan tâm. Đến nay, hầu hết trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều được hưởng các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em vẫn đứng trước nhiều thách thức như nạn bạo hành, xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong khi đó, hệ thống nhân lực và nguồn lực dành cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn nhiều thiếu hụt, chưa đồng bộ.

Hữu Sang