Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982. Trong đó nêu rõ: “Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam”.
Năm 1994, Việt Nam phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Để vận dụng hiệu quả những nguyên tắc, quy định trong Công ước Luật Biển năm 1982, nước ta cần xây dựng bộ luật tổng quát về biển, vì trước đây mới chỉ có một số văn bản đề cập đến một số khía cạnh cụ thể. Trong khi đó trên thực tế, các nước ven biển đều có luật về biển, luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa… Xuất phát từ thực trạng đó, ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp cần thiết trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến biển, đảo nước ta, là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển KT – XH và bảo vệ Tổ quốc.
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc) được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản 1904 cho thấy cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) trong tấm bản đồ chính thống này. |
Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982. Trong đó nêu rõ: “Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam”. Thực hiện Nghị quyết nêu trên và để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, ngay từ năm 1998, việc xây dựng Luật Biển Việt Nam được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa X. Thực hiện chương trình, các bộ và ngành hữu quan của Chính phủ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội xây dựng dự thảo Luật Biển Việt Nam. Dự thảo Luật Biển Việt Nam xây dựng trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, có tham khảo các thông lệ quốc tế, trong đó có thực tiễn của các nước và yêu cầu về phát triển kinh tế, quốc phòng – an ninh của Việt Nam. Như vậy, trải qua ba nhiệm kỳ Quốc hội (khóa X, XI, XII) với nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII dự thảo Luật Biển Việt Nam đã tương đối hoàn thiện và đủ điều kiện để xem xét thông qua với số phiếu tán thành đạt tỷ lệ 99,8% (495/496 phiếu).
Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp cần thiết nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đây là lần đầu tiên nước ta có một văn bản quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đồng thời cũng là thông điệp của Việt Nam gửi đến cộng đồng quốc tế “Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới”.
Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương và 55 điều. Chương I: Những quy định chung gồm có 2 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, việc áp dụng pháp luật, giải thích từ ngữ, nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, chính sách quản lý và bảo vệ biển, hợp tác quốc tế về biển, quản lý nhà nước về biển. Chương II: Vùng biển Việt Nam có 14 điều quy định về việc xác định đường cơ sở, chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của ta (vùng tiếp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa), đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo. Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam gồm 20 điều quy định việc đi qua không gây hại, nghĩa vụ khi thực hiện quyền này, quy định tuyến hàng hải và phân luồng giao thông. Trong chương này, Luật Biển Việt Nam cũng quy định về vấn đề tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển; đồng thời nêu cụ thể những hành vi bị cấm như cấm đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh Việt Nam, cấm tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí chất nổ, chất độc hại, cấm mua bán người, cấp phát sóng trái phép. Chương IV: Phát triển kinh tế biển có 5 điều quy định về các nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển ưu tiên phát triển, vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế biển trên các đảo và hoạt động trên biển. Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển có 3 điều quy định về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển; nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển. Chương VI: Xử lý vi phạm có 4 điều quy định về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm; biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao; xử lý vi phạm. Chương VII: Điều khoản thi hành gồm 2 điều quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
BN (tổng hợp)