Huyện Lâm Hà có 14 xã, 2 thị trấn, là nơi sinh sống của 30 dân tộc khác nhau trên khắp mọi miền đất nước, với dân số trên 137.000 người. Chính sự tập hợp nhiều dân tộc đó đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, nên là điều kiện thuận lợi để phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở...
Huyện Lâm Hà có 14 xã, 2 thị trấn, là nơi sinh sống của 30 dân tộc khác nhau trên khắp mọi miền đất nước, với dân số trên 137.000 người. Chính sự tập hợp nhiều dân tộc đó đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, nên là điều kiện thuận lợi để phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở. Sự thuận lợi vốn có này, gặp chủ trương đúng đắn của Đảng - Nhà nước khi phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) và được sự chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời, sâu sát, toàn diện của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở và sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, cho phép Lâm Hà trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Khu trung tâm thị trấn Đinh Văn – Lâm Hà. Ảnh: Thanh Toàn |
Nhận thức đúng vai trò của văn hóa trong sự phát triển chung của một con người, một cộng đồng, một vùng quê, một địa phương, nhất là trong sự hội nhập phát triển của quốc tế, nên ngay sau khi UBTWMTTQVN phát động cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH”, huyện Lâm Hà kịp thời thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện gồm 23 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban và ban hành chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời BCĐ huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương cơ sở thành lập BCĐ và xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Đến nay, 16/16 xã, thị trấn (TT); 190/190 thôn, tổ dân phố (TDP) của huyện đều đã có BCĐ do đồng chí Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch, Trưởng ban công tác Mặt trận làm trưởng ban. Trong quá trình triển khai thực hiện, BCĐ các cấp đã quan tâm đặc biệt đến công tác tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức, biện pháp, nhiều nguồn lực khác nhau, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, pa nô, áp phích, khẩu hiệu, thông tin lưu động... đã chuyển tải nội dung nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, của cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” nói riêng. Cùng với đó, ngành văn hóa của huyện đã phối hợp với chính quyền các địa phương, các ngành hữu quan sân khấu hóa việc tuyên truyền vận động bằng việc tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật, nhiều chương trình hội diễn văn hóa, văn nghệ quần chúng, nhiều CLB có nội dung tuyên truyền về “TDĐKXDĐSVH”, về xây dựng thôn, TDP, xã văn hóa, về phòng chống ma túy, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa... Ngoài việc quan tâm đặc biệt đến công tác tuyên truyền vận động, công tác xây dựng các thiết chế văn hóa cũng được BCĐ các cấp của huyện Lâm Hà chú trọng quan tâm đúng mức, từ việc xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các CLB văn hóa, văn nghệ, việc kiểm tra, công nhận các tiêu chí văn hóa, đến việc đầu tư kinh phí tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ... Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện đã có 14/16 nhà văn hóa xã, TT; 125/190 thôn, TDP có nhà sinh hoạt cộng đồng, trong đó có 12 nhà văn hóa xã, TT; 61 nhà sinh hoạt cộng đồng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hóa như: Bàn, ghế, âm thanh, ánh sáng, phông màn, tủ sách báo, dụng cụ văn hóa, thể thao... Và hiện nay huyện đang tiến hành quy hoạch thiết chế hạ tầng văn hóa - thể thao, truyền thanh - truyền hình, nhằm nâng cao hơn chất lượng đời sống văn hóa ở cơ sở. Với sự quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện cuộc vận động với nhiều hình thức năng động, sáng tạo, phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, từng cộng đồng dân cư nói trên của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban ngành chức năng, hiện toàn huyện Lâm Hà có 10/16 xã, TT; 180/190 thôn, TDP, 133/133 cơ quan, đơn vị đã đăng ký các danh hiệu văn hóa và đã có 5 xã, TT Nam Ban, Đông Thanh, Nam Hà, Gia Lâm được công nhận xã, TT đạt chuẩn văn hóa; 130 thôn, TDP (chiếm tỷ lệ 68,4%), 130 cơ quan, đơn vị (chiếm tỷ lệ 97,5%) đạt danh hiệu thôn, TDP, cơ quan văn hóa và đã có 27.000 hộ dân đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ trên 79%. Một số địa phương được đánh giá là tiêu biểu, điển hình trong việc thực hiện cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” ở huyện Lâm Hà là xã Đông Thanh, xã Nam Hà và các thôn, TDP: Tân Tiến (Đạ Đờn), Trung Hà (Đông Thanh), Thạch Thất (Tân Hà), Thăng Long (TT Nam Ban).
Những kết quả đạt được trong cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” ở Lâm Hà đã mở ra những triển vọng lớn trong việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển, nhằm từng bước xây dựng Lâm Hà giàu đẹp. Vì vậy, hiện nay Lâm Hà đang quyết tâm đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” bằng nhiều biện pháp khác nhau. Theo đó, “Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động. Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng NTM, gắn với thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng của việc thực hiện cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH”, trước hết là củng cố, giữ vững xã, TT, thôn, TDP, cơ quan, đơn vị, gia đình đã được công nhận văn hóa. Hoàn thành quy hoạch thiết chế hạ tầng văn hóa - thể thao, truyền thanh - truyền hình giai đoạn 2015-2020 và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng của các thôn, TDP. Kịp thời tham mưu, đề xuất khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong việc thực hiện cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH”. Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm việc thực hiện cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” tại các cơ quan, đơn vị, các xã, TT, thôn, TDP” - ông Nguyễn Đức Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ thực hiện cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” huyện Lâm Hà cho biết.
HOÀNG KIẾN GIANG