Má Năm

04:11, 01/11/2012

Má Năm mà tôi muốn nói đến ở đây là má Năm Tịch (Phan Thị Tịch) - người phụ nữ đã góp phần làm nên cuộc vượt ngục thành công của 13 tù thiếu nhi yêu nước tại Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt.

Má Năm mà tôi muốn nói đến ở đây là má Năm Tịch (Phan Thị Tịch) - người phụ nữ đã góp phần làm nên cuộc vượt ngục thành công của 13 tù thiếu nhi yêu nước tại Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt.

Má Năm Tịch
Má Năm Tịch

Má sinh năm 1940, tại Quảng Nam, trong một gia đình giàu truyền thốngcách mạng.Các anh chị em của má đều một lòng hướng về Đảng, về cáchmạng.Năm 1959, má Năm lên Đà Lạt lập nghiệp, cư trú ở ấp Sào Nam (nay là khu Nam Hồ, phường 11, TP Đà Lạt). Má nhớ lại: “Sào Nam ngày ấy là một trong những khu vực hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của tỉnh Tuyên Đức và đã có nhiều chi bộ Đảng sinh hoạt tại đây. Để kiểm soát tình hình, địch đã bố trí một lực lượng lính rất đông. Hàngngày, chúng thường xuyên tuần tra, kiểm soát và cài đặt mìn ở mọi nơi. Ấp Sào Nam nằm cạnh một đồn cảnh sát dã chiến và một đồn quân lính địch.Bởi vậy, mọi hoạt động của quân cách mạng đều phải hết sức thận trọng”. Mặc dù mới “chân ướt, chân ráo” đến đây, nhưng lý tưởng cách mạng đã đằm sâu trong con người má. Má tâm sự: “Má có một ngườianh trai là liệt sĩ, hy sinh tại chiến trường Quảng Trị nên lòng căm thù địch và tình yêu đất nước luôn sôi sục. Và, hướng về cách mạng là conđường má lựa chọn. Chồng má cũng theo cách mạng, từng bị địch bắt 2lần, sau ngày giải phóng mới được thả ra!”.

Thời điểm đó, má Năm được giao nhiệm vụ cung cấp lương thực, thuốc men,quần áo cho quân cách mạng; đồng thời, dò xét tình hình địch tại địaphương. Má thường xuyên nguỵ trang bằng cách đem rau cùng một số thứ khác ra chợ Đà Lạt bán, rồi mua gạo, thực phẩm, thuốc men, quần áo… để tiếp tế cho quân cách mạng. Để thông báo tình hình hoạt động của địch, má đã xây trước nhà một cái am thờ và thắp đèn báo hiệu.Tối nào đèn cũng được thắp sáng. Khi hay tin quân cách mạng về nhà lấy đồ tiếp tế, má Năm sẽ báo hiệu bằng đèn. Nếu đèn cháy lớn là quân địch đang mai phục, còn đèn cháy nhỏ thì an toàn. Cách làm đó còn báo hiệu cho các tổ chức Đảng của ta biết được tình hình địch.

Trong nhà má có vài căn hầm bí mật và không thể nhớ hết đã có bao nhiêu chuyến hàng má tiếp tế cho bộ đội. Vì với má, đó không phải là việc làm để cân đong đo đếm, má làm những việc đó là vì trách nhiệm đối với dân tộc. Má nói thêm: “Có những cái tết ở nhà nuôi được lợn, thì má cũng đem ra cho các chiến sĩ ta. Một số lần được vào rừng thăm anh em bộ đội, má thấy vui và xúc động lắm!”.Tôi hỏi, làm những việc đó má có sợ không? Má Năm tiếp lời: “Không thấy sợ là gì cả. Nếu sợ thì đã không làm được! Thời đó, chẳng ai nghĩ đến bản thân mà chỉ nghĩ đến cách mạng. Cách mạng thắng lợi thì mới có tự do, cuộc sống nhân dân mới được thay đổi”.

Một sự kiện quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của má NămTịch không thể không nhắc đến là cuộc vượt ngục của 13 tù thiếu nhi yêu nước tại Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt vào năm 1973. “Các tù thiếu nhi đến nhà má, ai cũng đói và rét. Biết là anh em vừa mới vượt ngục, má liền lấy quần áo và nấu cơm cho tất cả cùng ăn” - má NămTịch cho biết.Thời điểm đó, má Năm mới sinh cô con gái út được hơn một tháng. Thế nhưng, bằng mưu trí và lòng dũng cảm, má đã bảo vệ an toàn cho mọi người. Ban đầu, má phân tán các tù thiếu nhi ra, rồi đi báo cho cơ sở cách mạng biết để tiếp nhận tù thiếu nhi yêu nước. Sự che chở của má Năm đã góp phần làm nên thành công của cuộc vượt ngục có một không hai tại Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt lúc bấy giờ.

Người phụ nữ năm nay đã bước sang 40 năm tuổi Đảng đã vượt qua biết bao chông gai để phục vụ lý tưởng cách mạng, nhưng khi nghe tôi đề cập đến những ngày má phải đối diện với hiểm nguy trong vùng địch, má Năm Tịch chỉ cười và nói: “Những việc làm đó có to tát gì đâu. Đất nước được hoà bình là sự nghiệp của cả dân tộc. Má chỉ làm được những việc nhỏ thôi!”.

TRỊNH CHU