Đa dạng hoá nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

04:12, 27/12/2012

Nhận thức được rằng, mỗi đối tượng, mỗi vùng miền, mỗi ngành nghề có trình độ, có nhận thức, có nhu cầu tìm hiểu luật khác nhau, nên cần có nội dung, hình thức, biện pháp TTPBGDPL khác nhau, kiến thức luật pháp mới được tiếp thu sâu sắc, toàn diện, mới thực sự phát huy được tác dụng trong đời sống xã hội.

Đánh giá kết quả đạt được của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 5 năm 2008-2012 trên địa bàn tỉnh, đồng chí Trương Văn Thu - UVBTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PHPBGDPL) tỉnh - khẳng định: Trong tình hình ANCT-TTATXH trên thế giới, trong khu vực và trong nước có những diễn biến phức tạp, do sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự bất ổn về quan hệ quốc tế, tuy nhiên, do làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nên tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn được giữ vững ổn định, đã góp phần thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển và cuộc sống của người dân luôn được bình yên, hạnh phúc. Làm được điều đó, nhờ các địa phương, các ngành chức năng từ tỉnh xuống cơ sở đã đa dạng hoá nội dung và hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL).

Đ/c Vũ Văn Sê – Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác TTPBGDPL
Đ/c Vũ Văn Sê – Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác TTPBGDPL


Nhận thức được rằng, mỗi đối tượng, mỗi vùng miền, mỗi ngành nghề có trình độ, có nhận thức, có nhu cầu tìm hiểu luật khác nhau, nên cần có nội dung, hình thức, biện pháp TTPBGDPL khác nhau, kiến thức luật pháp mới được tiếp thu sâu sắc, toàn diện, mới thực sự phát huy được tác dụng trong đời sống xã hội. Trên cơ sở nhận thức như vậy, Hội đồng PHPBGDPL từ tỉnh đến huyện, TP, cơ sở đã chỉ đạo ngành tư pháp phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội triển khai nhiệm vụ TTPBGDPL theo từng đối tượng, từng vùng miền, từng ngành nghề khác nhau, cụ thể: Đối với các tầng lớp nhân dân nói chung, tập trung TTPB sâu rộng, có hệ thống các quy định pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân, nhất là các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, pháp luật về tôn giáo, đất đai, khiếu nại, tố cáo, pháp luật về hình sự, dân sự thuế, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, phòng chống các tệ nạn xã hội, lao động, việc làm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hôn nhân gia đình, các chính sách, các chế độ mà người dân được hưởng, các quy định về thực hiện quy chế dân chủ… Cùng là đối tượng người dân, nhưng căn cứ vào giới tính, nghề  nghiệp, địa bàn dân cư để có biện pháp TTPBGDPL phù hợp, chẳng hạn: Đều là đối tượng phụ nữ, nhưng phụ nữ ở nông thôn có cách TTPBGDPL khác với phụ nữ ở thành thị; phụ nữ cán bộ, công chức, giáo viên có cách TTPBGDPL khác với phụ nữ lao động; phụ nữ trong các công ty, xí nghiệp, nhà máy có cách TTPBGDPL khác với phụ nữ lao động nông nghiệp… Đồng bào DTTS có cách TTPBGDPL khác với người Kinh; người dân ở các thành thị, có cách TTPBGDPL khác với người dân ở nông thôn, người dân vùng sâu, vùng xa… Và mỗi đối tượng có một hình thức TTPBGDPL phù hợp để đối tượng dễ nắm bắt, dễ nhận thức, vận dụng, thực hiện, chẳng hạn: Đối với địa bàn nông thôn thì chú trọng hoà giải cơ sở, xét xử án lưu động, tư vấn pháp lý, trợ giúp tư pháp và TTPBGDPL trên hệ thống truyền thanh không dây, truyền hình, các buổi nói chuyện pháp luật lồng ghép với họp dân triển khai các chế độ, chính sách mà người dân được hưởng vào các thời gian người dân rảnh rỗi việc đồng áng, mùa vụ. Đối với khu vực thành thị, đẩy mạnh việc TTPBGDPL thông qua hoạt động các CLB như, “CLB gia đình văn hoá”, “CLB ông bà gương mẫu, cháu con hiếu thảo”, “CLB tuổi trẻ phòng chống tội phạm”, “CLB văn nghệ”, “CLB đàn hát dân ca”, “Hội thi tìm hiểu pháp luật”, tìm hiểu pháp luật qua tủ sách pháp luật, qua hệ thống báo nói, báo viết, báo hình… Đối với cán bộ, công chức: Tập trung TTPBGDPL các quy định về quyền và nghĩa vụ cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, về tổ chức bộ máy nhà nước, về hành chính, kinh tế, lao động, về luật tố tụng hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế, các quy định pháp luật về đảm bảo quyền tự do dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ, quy chế công vụ, công chức, trách nhiệm kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện quy chế dân chủ… Đối với đối tượng này, TTPBGDPL dưới các hình thức mở các hội nghị, các lớp tập huấn, học tập, hội thảo, toạ đàm, thảo luận và thông qua việc biên soạn, phát hành tài liệu các bộ luật, cung cấp các văn bản về luật trên mạng Intenet… Đối với hệ thống trường học: Tổ chức chương trình giảng dạy pháp luật chính khoá trong các trường học theo quy định của Bộ GD-ĐT, dưới các hình thức thuyết trình, kể chuyện, trình bày trực quan, đàm thoại, nghiên cứu tài liệu, thực hành, giáo dục bổ trợ, phối hợp với CSGT TTPBGD Luật Giao thông đường bộ, đẩy mạnh việc giảng dạy bộ môn giáo dục công dân, phối hợp với tổ chức Đoàn TTPBGDPL về Luật phòng chống bạo lực học đường, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, “hái hoa dân chủ”, “thi văn nghệ”, lồng ghép các nội dung pháp luật vào các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ buổi sáng, sinh hoạt đoàn… Đối với người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp: tập trung TTPBGDPL về Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lí SXKD, thuế, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, hội nhập kinh tế quốc tế, luật đầu tư, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, đối với người lao động và ngược lại… Việc TTPBGDPL được thực hiện dưới các hình thức: Biên soạn, cung cấp cho người lao động, chủ doanh nghiệp tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu về luật, tổ chức các diễn đàn trao đổi, đối thoại về các bộ luật có liên quan quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng đội ngũ báo cáo viên về luật ngay trong tổ chức công đoàn của các doanh nghiệp… Đối với người nước ngoài tại Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài: tăng cường công tác TTPBGDPL các văn bản luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam, dưới các hình thức lồng ghép trong các hoạt động giải quyết các công việc thiết thực như công chứng, hộ tịch, kết hôn, cấp lý lịch tư pháp, nhận con nuôi…

Với sự đa dạng về nội dung, hình TTPBGDPL nói trên, 5 năm qua đã có hàng triệu lượt công dân trên địa bàn của tỉnh được tiếp xúc, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc các bộ luật có liên quan mật thiết đến công việc, cuộc sống trên mọi lĩnh vực. Nhờ vậy, ý thức tự giác chấp hành pháp luật được từng bước nâng cao, đã góp phần quan trọng giữ gìn sự ổn định chính trị, TTATXH và thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển.

Hoàng Kiến Giang