Mặc dù chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, cắt giảm chi tiêu công, nhưng kết cấu hạ tầng y tế Lâm Đồng đã và đang được lãnh đạo tỉnh và Bộ Y tế tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống y tế đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở nhằm góp phần thực hiện mục tiêu: Giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, cắt giảm chi tiêu công, nhưng kết cấu hạ tầng y tế Lâm Đồng đã và đang được lãnh đạo tỉnh và Bộ Y tế tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống y tế đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở nhằm góp phần thực hiện mục tiêu: Giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi.
Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam’’ Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” của Bộ Y tế, Sở Y tế yêu cầu giám đốc các đơn vị y tế trực thuộc, đặc biệt là các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch và tiêu chí phấn đấu để chỉ đạo Hội đồng thuốc và điều trị đơn vị tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu điều trị hiệu quả. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam’’ là cơ hội chấn chỉnh lại công tác cung ứng thuốc trong các bệnh viện; nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, y đức của đội ngũ thầy thuốc trong thực hiện tốt việc kê đơn thuốc an toàn, hợp lý, tránh lạm dụng thuốc, giảm giá thành điều trị, nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị. BS Đồng Sĩ Quang |
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng y tế Lâm Đồng đến năm 2020 luôn gắn liền với xây dựng chiến lược và quy hoạch của tỉnh, của Bộ Y tế và của ngành Y tế Lâm Đồng trong giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào một số định hướng sau: Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở, cụ thể: các bệnh viện huyện, thành phố; bệnh viện khu vực; đặc biệt ưu tiên đầu tư cho các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xuống cấp nhiều và còn thiếu trang thiết bị, thiếu hệ thống xử lý chất thải để góp phần xây dựng trạm y tế xã đạt bộ tiêu chí quốc gia (theo tiêu chí mới), xây dựng xã nông thôn mới nhằm đảm bảo tốt hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới hoạt động y tế dự phòng từ tỉnh tới tận các cơ sở xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về Y tế dự phòng. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ quan quản lý nhà nước về y tế: Văn phòng Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - KHHGĐ để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của Bộ Y tế với chất lượng cao hơn. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và xây mới các bệnh viện tuyến tỉnh theo hướng hiện đại hoá. Đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế Đà Lạt, Trung tâm Y tế Đức trọng và Đơn Dương đạt đơn vị xếp hạng II vào năm 2015. Xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực tại Đức Trọng và Đạ Huoai, và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị y tế, Dân số, Kiểm nghiệm Dược phẩm Mỹ phẩm trong toàn ngành nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân.
Tăng số giường bệnh công lập của tỉnh Lâm Đồng từ 18,1 giường bệnh/10.000 dân năm 2010 lên 23,2 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015 và 26,4 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020. Thành lập và đầu tư xây mới: Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ lao động tại Bảo Lộc, Trung tâm Giám định Y khoa, pháp y; Trung tâm can thiệp tim mạch, Trung tâm chẩn đoán y khoa chất lượng cao… Từng bước xây dựng và phát triển hạ tầng thông minh của nền kinh tế tri thức trong ngành Y tế Lâm Đồng.
Để thực hiện tốt các định hướng trên, ngành Y tế Lâm Đồng cần phải tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch, chủ động đề xuất và huy động vốn từ nhiều nguồn, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng. Phát triển kết cầu hạ tầng y tế Lâm Đồng phải song song với việc triển khai tốt đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực của ngành, đặc biệt chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộ y tế tỉnh nhà vừa nêu cao y đức vừa có tay nghề cao, sử dụng có hiệu quả kết cấu hạ tầng đã được đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
TS-BS Phạm Thị Bạch Yến (GĐ Sở Y tế Lâm Đồng)