Bộ giao thông vận tải vừa có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh thành lấy ý kiến góp ý lần 3 cho dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không còn nội dung đề xuất phạt chủ phương tiện không chuyển quyền sở hữu phương tiện (xe không chính chủ) cũng như chủ phương tiện không đóng phí bảo trì đường bộ.
Việc xử phạt xe không chính chủ đã chính thức được bãi bỏ trong dự thảo của Bộ Giao thông vận tải.
Bộ giao thông vận tải vừa có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh thành lấy ý kiến góp ý lần 3 cho dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không còn nội dung đề xuất phạt chủ phương tiện không chuyển quyền sở hữu phương tiện (xe không chính chủ) cũng như chủ phương tiện không đóng phí bảo trì đường bộ.
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt sẽ được trình Chính phủ vào tháng 5.
Nếu Chính phủ đồng ý với dự thảo này, câu chuyện về xe chính chủ tới đây sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Trước đây, trong một cuộc họp Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nói, quy định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã được khẳng định trong Luật tại các Nghị định 15, Nghị định 34, Nghị định 71. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 71, điều khoản xử phạt này không có tính khả thi nên đề nghị Ban soạn thảo cần đưa ra khỏi Nghị định.
Hiện nay, Bộ Công an đã ban hành thông tư 11 hướng dẫn xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện trong một số trường hợp từ 15/4.
Theo quy định tại thông tư, các trường hợp xe không chính chủ lưu hành trên đường sẽ bị xử phạt nhưng việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ chỉ thông qua việc đăng ký, cấp biển số, điều tra giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, các trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định. Qua điều tra các vụ án hình sự nếu phát hiện người mua hoặc bán không làm thủ tục sang tên thì công an phải xác minh hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt nếu quá 30 ngày làm giấy mua bán xe nhưng chưa sang tên.
Trong quá trình xử lý vi phạm, nếu người điểu khiển phương tiện xuất trình được đăng ký xe, giấy phép lái xe, cảnh sát chỉ xử phạt lỗi mà người vi phạm gặp phải như vượt đèn đỏ, đi sai làn... Còn những trường hợp vi phạm mà không xuất trình được các giấy tờ cần thiết chứng minh là xe của người nhà, xe đi mượn thì sẽ bị lập biên bản và giữ xe 10 ngày theo quy định.
Trong trường hợp như vậy, ngoài việc phạt các hành vi vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt thêm lỗi chưa sang tên đổi chủ cho phương tiện với mức phạt 1 triệu đồng đối với mô tô, xe máy và 8 triệu đồng đối với xe ô tô.
Tuy nhiên, Thông tư này cũng sẽ hết hiệu lực khi khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/7.
Được biết, để tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục sang tên đổi chủ xe, Bộ Công an đã tiếp tục ban hành Thông tư 12/2013/TT-BCA, sửa đổi thông tư 36 trước đây, sẽ có hiệu lực từ 1/7.
Thông tư 12/2013 ra đời nhằm sửa đổi và bổ sung khoản 3 điều 20 tại thông tư 36/2010-BCA về quy định đăng kí xe, tháo gỡ những vướng mắc hiện nay của chủ phương tiện là các xe đã quá cũ, không thể tìm thấy chủ sở hữu đứng tên trên giấy đăng ký. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, người làm thủ tục sẽ phải thực hiện cam kết trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng kí, sang tên và có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe do công an cấp xã người đang sử dụng xe thường trú (bản giấy khai này được công bố kèm thông tư này). Tuy nhiên, hiệu lực của điều khoản này trong thông tư 12/2013 chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2014. Sau năm 2014, nếu ai mua xe đã lâu mà vẫn cố tình không đi làm thủ tục sang tên đổi chủ thì sẽ không còn cơ hội.
(tổng hợp)