Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi (Sở NN và PTNT tỉnh Lâm Đồng), hiện tại mực nước ở các hồ thủy lợi và ao, hồ, sông, suối trên địa bàn toàn tỉnh đều xuống thấp hơn so với mọi năm. Trong khi đó, dự báo tình hình khô hạn còn kéo dài, nên sẽ có nhiều diện tích hoa màu và cây công nghiệp thiếu nước tưới, ảnh hưởng lớn đến năng suất hoặc bị mất trắng.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi (Sở NN và PTNT tỉnh Lâm Đồng), hiện tại mực nước ở các hồ thủy lợi và ao, hồ, sông, suối trên địa bàn toàn tỉnh đều xuống thấp hơn so với mọi năm. Trong khi đó, dự báo tình hình khô hạn còn kéo dài, nên sẽ có nhiều diện tích hoa màu và cây công nghiệp thiếu nước tưới, ảnh hưởng lớn đến năng suất hoặc bị mất trắng.
Huyện Cát Tiên có 5.143 ha và huyện Đạ Tẻh có 1.416 ha lúa và bắp có thể bị gặp hạn vào cuối vụ đông - xuân và kéo dài đến vụ hè - thu (tháng 5-6). Tại huyện Di Linh, có khoảng 25.000 / hơn 49.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của toàn huyện có nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, do các hồ chứa nước nhỏ, lượng nước trong hồ bắt đầu cạn, nếu không có mưa thì có khoảng 10 ngàn ha sẽ thiếu nước. Số diện tích còn lại hơn 24.000 ha phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước trời và nước tự nhiên nên khả năng bị mất mùa là rất cao. Các huyện và thành phố còn lại như Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai, nước tại các hồ chứa nhỏ cũng đã xuống gần đến mực nước chết. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thì diện tích gặp hạn tại các địa phương này là hơn 60.000 ha. Hiện tại, các địa phương này đang tận dụng nguồn nước ở các ao, hồ, suối và sử dụng nước tiết kiệm để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Trước tình hình này, Sở NN và PTNT tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo các địa phương cùng với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi quản lý chặt chẽ; điều tiết hợp lý nguồn nước; tổ chức nạo vét hồ chứa, kênh mương; sửa chữa công trình, duy tu bảo dưỡng các máy móc, thiết bị nhằm đáp ứng kế hoạch sản xuất, có giải pháp chống hạn cụ thể cho từng địa phương, đơn vị.
Đông Anh