Lâm Đồng còn thiếu các dự án đầu tư mang tính chất xã hội

02:03, 15/03/2013

(LĐ online) - Ngày 15/3, Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc Quốc hội khoá XIII đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về tình hình đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số theo Luật Đầu tư.

(LĐ online) - Ngày 15/3, Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc Quốc hội khoá XIII đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về tình hình đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số theo Luật Đầu tư.

Bà Triệu Thị Nái - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc kết luận tại buổi làm viêc.
Bà Triệu Thị Nái - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc kết luận tại buổi làm viêc.


Trong giai đoạn 2006 – 2012, toàn tỉnh Lâm Đồng có 458 dự án đăng ký đầu tư tại địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tổng số vốn đăng ký đầu tư là 130,49 triệu USD và hơn 64 ngàn tỷ đồng. Trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 442 dự án cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện. Nhờ có các dự án đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn nên đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Đặc biệt số lao động là người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp là hơn 5.000 lao động, thu nhập trung bình 24 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên trên thực tế việc triển khai đầu tư tại địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế như trình độ của người dân còn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động tại chỗ của doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng, đường giao thông, thuỷ lợi tại các vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu nên chưa thể thu hút nhà đầu tư; nhiều dự án đầu tư còn triển khai chậm so với kế hoạch…

Tại buổi làm việc, bà Triệu Thị Nái, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc đã đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Lâm Đồng đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên bà Nái cũng lưu ý hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn thiếu các dự án đầu tư mang tính chất xã hội như các dự án về giáo dục, y tế, văn hoá, dân tộc, đây chính là các dự án rất quan trọng trong việc đầu tư cho con người tại các vùng khó khăn nên tỉnh cần quan tâm hơn đến các dự án này trong thời gian tới. Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cũng cần chú ý đến một số vấn đề khác như hiện tượng một số doanh nghiệp đăng ký dự án nhưng không triển khai để lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước; sớm triển khai các dự án tái định cư cho hơn 2.600 hộ dân di cư; tạo công ăn việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số tại các doanh nghiệp.

Tuấn Linh – Văn Báu