Trong những năm qua, sự nghiệp dạy nghề của tỉnh đã có bước phát triển cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, hiệu quả dạy nghề được nâng lên và từng bước gắn với thị trường lao động và nhu cầu của doanh nghiệp, phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
Trong những năm qua, sự nghiệp dạy nghề của tỉnh đã có bước phát triển cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, hiệu quả dạy nghề được nâng lên và từng bước gắn với thị trường lao động và nhu cầu của doanh nghiệp, phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
Được đào tạo nghề, lao động có thể nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc |
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 56 cơ sở dạy nghề, tăng 1,6 lần so với năm 2008, bao gồm công lập 23 và ngoài công lập 33 đơn vị. Các đơn vị trên có khả năng đào tạo khoảng 36.000 học viên mỗi năm ở 65 nghề từ các trình độ dạy nghề thường xuyên, sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Trong 4 năm 2009 - 2012, các cơ sở dạy nghề trên có gần 50.000 học viên tốt nghiệp, gấp 2,4 lần so với 4 năm trước và trên 80% học viên có việc làm đúng nghề. Nhiều nghề có tỷ lệ học viên có việc làm trên 90% như dược tá, vận hành nhà máy thuỷ điện, cơ khí, đan len công nghiệp, xây dựng, nghiệp vụ khách sạn - nhà hàng, các nghề nông nghiệp… Theo điều tra việc làm - lao động hàng năm, số người có trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề thất nghiệp không đáng kể. Riêng dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ - TTg, trong 3 năm 2010 - 2012, trên địa bàn tỉnh đã có 19.454 lao động nông thôn tốt nghiệp các lớp nghề, trong đó, lao động là đồng bào DTTS, người thuộc hộ nghèo, người ở các xã nghèo, thôn nghèo, người khuyết tật, đối tượng chính sách chiếm trên 50%. Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề trong 2 năm 2010 - 2011 là 85%, riêng nhóm nghề nông nghiệp là 90,5%.
Ngoài ra, thông qua các chính sách hỗ trợ công nghiệp dạy nghề cho công nhân (Quyết định 64/QĐ - UBND), các chương trình khuyến công, dự án cạnh tranh nông nghiệp (do Ngân hàng thế giới tài trợ), dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ BSPS (Đan Mạch tài trợ), dự án phát triển nhân lực du lịch… và đặc biệt sự đầu tư đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của bản thân các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - dịch vụ, hộ ngành nghề…, mỗi năm cả tỉnh có thêm gần 20.000 người được học nghề, truyền nghề, bằng 60,7% số người được dạy nghề mỗi năm. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, Trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số huyện, mỗi năm giới thiệu từ 1.500 - 2.200 lao động, trong đó, 85% đã qua đào tạo cho hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh tăng từ 16,25% năm 2008 lên 25% năm 2010 và 30,8% vào năm 2012. Trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam công bố từ năm 2009 - 2012, chỉ số đào tạo lao động của tỉnh tăng bình quân 18,7% (cả nước chỉ tăng 1%). Năm 2012, Lâm Đồng xếp thứ 31/63 tỉnh, thành về chỉ số đào tạo lao động.
Để có được kết quả trên, Sở LĐ - TB & XH đã tập trung các giải pháp trọng tâm phát triển dạy nghề từ năm 2009 - 2012. Trong đó, đã triển khai thực hiện quy hoạch dạy nghề, khuyến khích xã hội hoá, phát triển quy mô đào tạo, đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, xây dựng các chương trình dạy nghề với thực tế hành nghề của người học. Bên cạnh đó, việc ưu tiên dạy nghề cho đối tượng chính sách người có công, đồng bào dân tộc, người nghèo, người ở các xã nghèo, thôn nghèo, người khuyết tật… góp phần giảm nghèo bền vững và nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất đối với vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc, thực hiện công bằng trong giáo dục đào tạo.
HÀ LINH