Kiên quyết chống vật tư nông nghiệp kém chất lượng

03:05, 08/05/2013

Thời gian qua, trên thị trường đang xuất hiện nhiều loại sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng. Do vậy cử tri nhiều tỉnh, thành (trong đó có Lâm Đồng) bức xúc kiến nghị với Bộ NN-PTNT về việc phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, tăng hình thức xử phạt và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc BVTV… có chất lượng kém, kể cả hàng giả, hàng gian.

Thời gian qua, trên thị trường đang xuất hiện nhiều loại sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng. Do vậy cử tri nhiều tỉnh, thành (trong đó có Lâm Đồng) bức xúc kiến nghị với Bộ NN-PTNT về việc phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, tăng hình thức xử phạt và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc BVTV… có chất lượng kém, kể cả hàng giả, hàng gian.

Về vấn đề này, Bộ NN-PTNT giải trình: Bộ đã tích cực xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi… Đồng thời, đẩy nhanh việc xây dựng ban hành các thông tư, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành động vi phạm. Bên cạnh đó, Bộ cũng đang tích cực phối hợp với các Bộ liên quan và địa phương triển khai công tác quản lý chất lượng các loại vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn xuất hiện tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng mà việc ngăn chặn còn gặp rất nhiều khó khăn, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, chính quyền địa phương và của người dân.

Để ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, bền vững chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, Bộ đang tích cực triển khai một số hoạt động. Trước hết là tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, kiện toàn phân công phân cấp trong thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm ở Trung ương và địa phương. Tiếp tục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân trong sử dụng, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc và xử lý theo quy định của pháp luật đối với sản phẩm không đảm bảo chất lượng cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan… Và vấn đề cần có sự kết phối hợp chặt chẽ là ý thức, trách nhiệm “vào cuộc” của người sản xuất nông nghiệp phải được nâng cao trong cuộc đấu tranh chống hàng chất lượng kém, hàng giả, hàng gian!

BÌNH NGUYÊN