15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Lâm Đồng có những bước chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa.
15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Lâm Đồng có những bước chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 20 di tích cấp quốc gia, 10 di tích cấp tỉnh; 17 loại hình di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học và đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các giá trị văn hóa của dân tộc được chú trọng giữ gìn, phát huy như trang phục, nhà dài của người Ê-đê, nhà sàn người Mường, người Thái, đình và chùa của người Kinh… Về văn hóa phi vật thể của các dân tộc khá đa dạng như: các loại hình nghệ thuật âm nhạc, ca múa, lễ hội, nghệ thuật nấu ăn, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, y học dân tộc… được khôi phục. Đặc biệt, hàng năm tại Khu du lịch thác Prenn và các đình, chùa, trường học tại Đà Lạt, một số huyện trên địa bàn tỉnh tổ chức trọng thể Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương rất tôn nghiêm!
Nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, Lâm Đồng sắp tới tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trên lĩnh vực văn hóa. Xác định nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, trước hết là của các cấp ủy Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên. Bám sát nội dung chỉ đạo của Nghị quyết, Chỉ thị và Kế hoạch triển khai thực hiện của Trung ương, địa phương trong triển khai thực hiện, gắn với yêu cầu, nhu cầu thực tế tại địa phương và phù hợp tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán của các đồng bào dân tộc trong tỉnh. Đồng thời tập trung khai thác các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Lâm Đồng phục vụ cho hoạt động và phát triển du lịch.
BÌNH NGUYÊN