Ngày 18/9, TS, Trưởng Khoa Nông lâm, Trường Đại học Đà Lạt cho biết, Vườn bảo tồn thực vật quý hiếm ở Lâm Đồng tại Trường ĐH Đà Lạt có tổng diện tích khoảng 1 ha, kinh phí đầu tư ban đầu gần 4 tỷ đồng (3,5 tỷ đồng do tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ và 400 triệu đồng do Bộ NN-PTNT hỗ trợ).
Ngày 18/9, TS, Trưởng Khoa Nông lâm, Trường Đại học Đà Lạt cho biết, Vườn bảo tồn thực vật quý hiếm ở Lâm Đồng tại Trường ĐH Đà Lạt có tổng diện tích khoảng 1 ha, kinh phí đầu tư ban đầu gần 4 tỷ đồng (3,5 tỷ đồng do tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ và 400 triệu đồng do Bộ NN-PTNT hỗ trợ).
Các nhà khoa học của Trường đã nhân giống thành công gần 3.000 cây con trà mi (camellia) theo phương pháp truyền thống; trên 1.000 cây trà mi hoa đỏ và trà mi hoa vàng bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Số cây giống này đã được đưa về để trồng tại Vườn trong khuôn viên Trường ĐH Đà Lạt và một số khác chuyển giao cho các cơ sở trong tỉnh Lâm Đồng.
TS Kết cũng cho biết, đã có 70 cá thể của 7 dòng đỗ quyên (Rhododendron) bản địa được di thực về Vườn cùng với 1.000 chậu đỗ quyên Lào Cai.
Các nhà khoa học ĐH Đà Lạt cũng thu thập được ở Lâm Đồng 7 loài lan hài (thuộc chi Paphiopedilum Pfitzer), trong đó đã nhân giống in vitro thành công và lưu giữ 5 loài. Vườn bảo tồn thực vật quý hiếm ở ĐH Đà Lạt được trồng trong nhà kính và trồng xen dưới rừng thông.
MINH ĐẠO