Định hướng bảo tồn và phát triển thực vật quý hiếm

04:09, 05/09/2013

Ngày 3/9, Khoa Sinh học và Khoa Nông lâm - Trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức hội thảo về định hướng bảo tồn và phát triển một số loài thực vật quý hiếm có giá trị tại Lâm Đồng.

Ngày 3/9, Khoa Sinh học và Khoa Nông lâm - Trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức hội thảo về định hướng bảo tồn và phát triển một số loài thực vật quý hiếm có giá trị tại Lâm Đồng.

Báo cáo tại hội thảo cho biết, hiện Khoa Sinh học và Nông lâm đang lưu giữ khoảng 100 loài thực vật có giá trị như: 4 giống dâu, 3 giống atiso, 6 giống cúc, 10 loài trà my, 14 loài lan hài, 7 loài đỗ quyên cùng với các loại cây thuốc và những giống cây quý các loại lan gấm, các loại sâm... Trong 5 năm trở lại đây, Khoa Sinh học và Khoa Nông lâm đã cung cấp trên 300 ngàn cây giống cho nông dân địa phương và 60 ngàn cây lan cho Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai.

Trên cơ sở điều tra, đánh giá về thực trạng các loại thực vật quý hiếm tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hội thảo đã đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển các loài thực vật như: bảo vệ môi trường sinh thái, khoanh vùng phân bố của các quần thể; xây dựng và phát triển vườn cây giống đầu dòng để bảo tồn các loại giống; bổ sung các cá thể non, tăng số lượng và cấp tuổi trong quần thể. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hóa, phát triển các loại cây có giá trị phục vụ tốt nhu cầu của người dân.

Được biết, trong thời gian tới, Khoa Sinh học và Khoa Nông lâm của Đại học Đà Lạt sẽ tiếp tục, sưu tầm, bảo tồn và phát triển thêm nhiều giống cây quý hiếm khác trên địa bàn Lâm Đồng và các vùng lân cận.

DUY DANH