Tại hội nghị, lãnh đạo các cơ quan: Thanh tra tỉnh, Thành ủy Bảo Lộc, Sở Tài nguyên - Môi trường, Huyện ủy Đạ Tẻh, MTTQ tỉnh, Thành ủy Đà Lạt, Viện Kiểm sát tỉnh, Sở Tư pháp… đã trình bày tham luận báo cáo kết quả thực hiện Thông báo số 130-TB/TW của đơn vị, đồng thời là những kiến nghị để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị
[links()]Tại hội nghị, lãnh đạo các cơ quan: Thanh tra tỉnh, Thành ủy Bảo Lộc, Sở Tài nguyên - Môi trường, Huyện ủy Đạ Tẻh, MTTQ tỉnh, Thành ủy Đà Lạt, Viện Kiểm sát tỉnh, Sở Tư pháp… đã trình bày tham luận báo cáo kết quả thực hiện Thông báo số 130-TB/TW của đơn vị, đồng thời là những kiến nghị để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Qua các ý kiến đóng góp, Hội nghị đã phân tích chỉ rõ một số mặt hạn chế trong thực hiện giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Đó là: Một số cấp ủy cơ sở chưa thực sự coi trọng công tác lãnh, chỉ đạo; công tác phối hợp giữa các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể có lúc, có nơi chưa kịp thời, có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm. Việc tiếp dân nặng về hướng dẫn, giải thích. Một số vụ việc khiếu nại của công dân chưa được chỉ đạo giải quyết dứt điểm, vẫn còn tình trạng công dân đi lại nhiều lần. Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực chưa được nghiêm túc. Chất lượng tham mưu giải quyết đơn thư của một số địa phương bất cập. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương chưa làm đúng quy định, giải quyết không dứt điểm; chưa tập trung chỉ đạo tiếp nhận, giải quyết ngay từ cơ sở, chưa quan tâm đối thoại với dân… Trong quá trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo, một số địa phương lúng túng trong việc vận dụng, áp dụng pháp luật từ đó giải quyết chưa thực sự hiệu quả. Đội ngũ còn bất cập về trình độ và kinh nghiệm. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nhiều nơi chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, chậm đổi mới cho phù hợp thực tiễn.
Để phát huy những mặt tích cực và hạn chế, khắc phục những yếu kém trong công tác giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo, Hội nghị đã thống nhất: Tiếp tục thực hiện Thông báo số 130-TB/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 54-CTr/TU của Ban Thường vụ đạt hiệu quả cần phát huy một số bài học kinh nghiệm quan trọng trong 5 năm qua. Đó là: Các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu phải nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thực hiện Thông báo số 130-TB/TW của Bộ Chính trị trong giai đoạn hiện nay. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức thực hành pháp luật. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện tốt việc đối thoại của người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội với nhân dân. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan từ ban đầu để tạo sự thống nhất cao; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan hành pháp - tư pháp - đoàn thể chính trị - xã hội để tiếp dân, xử lý kịp thời, có hiệu quả, đúng pháp luật các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và phúc tra việc thực hiện các kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; đảm bảo cấp ủy thực hiện công khai, dân chủ, công bằng và đúng quy trình, quy định. Phải giải quyết một cách công tâm, khách quan, chính xác dứt điểm ngay từ đầu để hạn chế những phát sinh, phức tạp dẫn đến tiếp tục đơn, thư vượt cấp. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh những cơ quan, cán bộ tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thiếu trách nhiệm trong đánh giá chứng cứ, đề xuất phương án giải quyết không chính xác, tạo lý do để dân khiếu kiện.
Ý kiến phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy: Phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của tổ chức và công dân Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (KNTC) là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Trong đó, mục tiêu số một là phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của tổ chức và công dân; không để xảy ra tình trạng người khiếu kiện, tố cáo bị kích động, dẫn tới “điểm nóng”. Mục đích của công tác này là nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công tác giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương trong tỉnh. Xuất phát từ quan điểm trên, sắp tới công tác tiếp dân, đối thoại với các tổ chức, công dân là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Mặt trận và đoàn thể cần tham gia và trực tiếp giải quyết các vụ việc KNTC. Do vậy phải tiếp tục quán triệt, triển khai có hiệu quả Thông báo số 130-TB/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 54-CTr/TU; chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, chú trọng công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Để làm tốt công tác phòng ngừa, hạn chế phát sinh KNTC phải coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai. Thực hiện tốt đối thoại của Đảng với dân khi triển khai các dự án, thu hồi đất hoặc cưỡng chế. Chú trọng hòa giải ở cơ sở, lấy việc vận động, giải thích, thuyết phục là trọng tâm. Thực hiện đúng quy trình thu hồi, đền bù, tái canh, tái cư.. Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo chặt chẽ trách nhiệm của các chủ dự án; làm tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân. Công tác tham mưu phải đúng; kiên quyết rà soát lại và giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC kéo dài, đông người. Khi ban hành quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền phải thực hiện, giải quyết có lý có tình. Ngoài ra, phải chú trọng củng cố tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác tiếp dân ở các cấp, các ngành, các tổ chức - đoàn thể từ tỉnh xuống cơ sở. Việc tiếp dân phải đúng quy trình, không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm và năng lực, trình độ cán bộ các cơ quan tiếp dân. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các cơ quan nhà nước; các ban, ngành tăng cường kết phối hợp trong quá trình giải quyết KNTC. Đống chí Đoàn Văn Việt - UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra Người đứng đầu các cấp chính quyền, các sở ngành phải tập trung cho nhiệm vụ giải quyết KNTC. Chủ động rà soát, theo dõi, đôn đốc và giải quyết dứt điểm các vụ KNTC. Các cấp thường xuyên tham gia tiếp dân, tránh tồn đọng đơn thư. Chú trọng công tác dân vận, nâng cao ý thức trách nhiệm, đổi mới công tác tiếp dân; nắm bắt cụ thể và giải quyết vấn đề KNTC có lý có tình. Khi xảy ra khiếu kiện đông người, vượt cấp phức tạp, người đứng đầu chính quyền các cấp phải trực tiếp chỉ đạo và phối hợp với các ngành đối thoại với dân. Các địa phương cần chủ động quỹ đất tái canh, tái cư cũng như kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ KNTC tồn đọng. |
BÌNH NGUYÊN