Giáo dục đạo đức cá nhân, trong đó có đảng viên trong nền kinh tế thị trường thực chất là quá trình làm hình thành ở cá nhân những chuẩn mực đạo đức, có một lý tưởng sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị đạo đức cao đẹp. Đồng thời giáo dục cho họ những giá trị đạo đức truyền thống kết hợp với hiện đại để làm nền tảng cho việc xây dựng một chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục đạo đức cá nhân, trong đó có đảng viên trong nền kinh tế thị trường thực chất là quá trình làm hình thành ở cá nhân những chuẩn mực đạo đức, có một lý tưởng sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị đạo đức cao đẹp. Đồng thời giáo dục cho họ những giá trị đạo đức truyền thống kết hợp với hiện đại để làm nền tảng cho việc xây dựng một chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Xã hội là một bộ phận quan trọng nhất, phát triển cao nhất của tự nhiên. Nó tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ cá nhân nào. Con người trong những hoạt động của mình luôn có mục đích. Mục đích con người đặt ra phải phù hợp với những quy luật khách quan của xã hội. Nếu nhận thức và vận dụng đúng những quy luật đó để phục vụ lợi ích cho mình thì con người sẽ được tự do. Phát triển kinh tế thị trường, bên cạnh những tích cực không thể bỏ qua những chi phối mạnh mẽ đối với đạo đức, lối sống. Việc giáo dục đạo đức cho từng cá nhân, nhất là lớp trẻ phải được thực hiện thường xuyên.
Chức năng giáo dục được thực hiện thông qua môi trường xã hội. Môi trường lành mạnh sẽ tạo sự thuận lợi cho việc giáo dục, tác động đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức và thực tiễn. Khi xem xét nhân cách của một người, một cán bộ, đảng viên, người ta coi trọng cả đạo đức và năng lực, hay còn gọi là tài và đức luôn là hai mặt cơ bản tạo thành nhân cách. Đạo đức là cái gốc của nhân cách, người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức thì coi như không thành đạt. Những tri thức đạo đức và những phẩm chất đạo đức tiến bộ không tự nhiên mà có, mà phải thông qua quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện trong lao động trong đấu tranh. Hiện nay, không ít giá trị đạo đức đang bị vi phạm, lệch lạc. Do lợi ích kinh tế chi phối, nhiều trường hợp bỏ qua các giá trị đạo đức, chà đạp không thương tiếc lên hai chữ “nghĩa tình”. Từ các mối quan hệ xã hội nói chung, cho đến quan hệ kinh tế, quan hệ làm ăn, buôn bán đều được tính bằng lợi nhuận. Đạo đức trong gia đình bị buông lỏng, quan hệ tình cảm trong gia đình hiện nay cũng đang bị giá trị đồng tiền làm đảo lộn. Trong sôi động của cơ chế thị trường, ai cũng tìm đủ mọi cách để tăng thêm thu nhập, đi liền với nó là nhu cầu hưởng thụ những tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Họ đã đem đồng nghĩa hạnh phúc gia đình với sự thỏa mãn về vật chất, vì thế họ không còn quan tâm đến những giá trị vô hình làm nên hạnh phúc gia đình.
Trong xã hội xuất hiện thói sống xa lạ, thờ ơ “thân ai người ấy lo, mệnh ai người ấy chịu”, vi phạm thuần phong mỹ tục. Trái với nét đẹp của dân tộc ta, một bộ phận trong nhân dân, thậm chí trong cán bộ, đảng viên mà nhất là lớp trẻ đã và đang sa vào lối sống bạo lực, phi nhân tính. Đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Một sự thật nghiêm trọng là tình hình tội phạm hình sự diễn ra ngày càng nhiều, mức độ nguy hiểm cao.
(Còn nữa)
TS. Đoàn Thế Hùng (Bài đăng trên Tạp chí Dân vận)