Gặp gỡ đầu xuân

01:02, 04/02/2014

Để KT-XH phát triển ngang tầm của một trung tâm CT-KT-XH cả tỉnh, Đà Lạt cần phải có tổ chức Đảng TSVM, xứng tầm với vai trò "hạt nhân" mọi lĩnh vực cuộc sống, trong đó có lĩnh vực lãnh, chỉ đạo hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương...

Đ/c TRẦN ĐỨC QUẬN - UVBTV, Bí thư Thành ủy Đà Lạt
 
Để KT-XH phát triển ngang tầm của một trung tâm CT-KT-XH cả tỉnh, Đà Lạt cần phải có tổ chức Đảng TSVM, xứng tầm với vai trò “hạt nhân” mọi lĩnh vực cuộc sống, trong đó có lĩnh vực lãnh, chỉ đạo hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Từ nhận thức như vậy, Đảng bộ Đà Lạt xác định chủ đề cần tập trung xây dựng Đảng trong năm 2013 là “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; Đề cao trách nhiệm, kỷ cương của cán bộ, đảng viên, CC, VC; Tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, gắn với Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5; Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2013”. Thực hiện chủ đề đã xác định, BTV Thành ủy đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng cấp trên trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng; Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chính trị tư tưởng; Tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Tập trung công tác phát triển đảng viên; Xây dựng và hoàn thiện một số loại hình TCCS Đảng; Xóa chi bộ sinh hoạt ghép, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Gắn thực hiện Chỉ thị 03/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
  
Từ việc thực hiện tốt những nhiệm vụ vừa nêu, đã cho phép thành phố Đà Lạt mặc dù trong năm 2013 gặp phải một số khó khăn khách quan, chủ quan, nhưng đã gặt hái được một số thành tựu cơ bản trong các lĩnh vực KT-XH. Cụ thể: Tăng trưởng kinh tế đạt 16,5% (KH 16-17%); Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng TM-DV và CN-XD; GDP bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm (KH 41-42 triệu đồng); Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 4.055 tỷ đồng, đạt 101% KH; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,5% (KH 0,6%), trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS 1,98% (KH dưới 2%); Có 90% gia đình (KH 85%), 85% khu dân cư (KH 80%), 90% cơ quan (KH 85%)… đạt danh hiệu văn hóa.
 
Đ/c LÊ HOÀNG PHỤNG - UVBTV, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc
 
Thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU (ngày 5/8/2011) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa IX) về định hướng phát triển thành phố Bảo Lộc trở thành trung tâm dịch vụ - công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và qua 3 năm triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ IV Đảng bộ thành phố Bảo Lộc, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố đã có bước chuyển biến tích cực; đặc biệt là trên lĩnh vực công nghiệp  - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Mục tiêu đặt ra đối với thành phố là phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực hiện tái cấu trúc các ngành kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái theo định hướng phát triển và xây dựng Bảo Lộc trở thành trung tâm dịch vụ - công nghiệp của tỉnh; xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị theo định hướng tiếp cận tiêu chí đô thị loại 2. 
 
Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố đạt 14,3%. Cơ cấu kinh tế từng bước tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp: Công nghiệp - xây dựng chiếm 39,5%; thương mại - dịch vụ chiếm 44,5% và nông - lâm nghiệp chỉ chiếm 16%. Thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (năm 2013). Trong 3 năm, tổng thu ngân sách Nhà nước được 1.731 tỷ đồng, đạt 44,5%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5.072 tỷ đồng, đạt 44%; kim ngạch xuất khẩu 558,5 triệu USD, đạt 44% (so với NQ 07/TU). Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng các ngành kinh tế của thành phố vẫn giữ được tốc độ phát triển ổn định. Các ngành công nghiệp (chế biến chè, dệt tơ tằm, may mặc, khai thác khoáng sản...) có giá trị sản xuất tăng bình quân 16,1%; dịch vụ tăng 16,8%... 
 
Mặc dù đã có chủ trương, định hướng và giải pháp đúng, nhưng trong thực tiễn, các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ - thương mại ở thành phố Bảo Lộc vẫn còn bộc lộ sự yếu kém về năng lực cạnh tranh, nhất là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu chè, cà phê, dệt may... Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thành phố tuy nhiều, nhưng chất lượng đầu tư chưa đạt theo yêu cầu. Nguồn đầu tư xã hội chủ yếu được thực hiện từ các doanh nghiệp địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, nên chưa tạo thêm nguồn lực để hình thành một số ngành sản xuất có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố triển khai còn chậm, do thiếu năng lực về tài chính. 
 
Những hạn chế chủ yếu nói trên cũng là những vấn đề trọng tâm mà Đảng bộ thành phố Bảo Lộc tiếp tục đề ra các giải pháp sát với thực tiễn, trên cơ sở các giải pháp đã nêu trong NQ 07/TU và NQ Đại hội Đảng bộ thành phố để giữ vững mức tăng trưởng ổn định các ngành kinh tế công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Thành phố sẽ hoàn thiện và triển khai các đề án phát triển chuyên ngành đối với công nghiệp chế biến chè, cà phê, dệt, tơ tằm, may mặc... đi đôi với từng bước đổi mới công nghệ; phấn đấu có 60% doanh nghiệp có thương hiệu và hàng xuất khẩu đạt trình độ công nghệ tiên tiến, được cấp giấy chứng nhận về quy trình quản lý ISO 9001, 22000...; thực hiện định hướng phát triển công nghiệp khai khoáng chế biến “sâu” đối với các loại khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng theo công nghệ mới; đồng thời, duy trì mức tăng trưởng đối với các ngành công nghiệp - xây dựng 17 - 18% và tiếp tục giữ vững ngành thương mại - dịch vụ 16 - 18%/năm, tăng trưởng xuất khẩu 14 - 15%/năm.
 
Đ/c TRẦN NGỌC HƯƠNG - TUV, Bí thư Huyện ủy Đức Trọng
 
Để lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH ngang tầm với vị trí của 1 trong 4 địa phương trọng điểm của tỉnh, những năm qua, đặc biệt là trong năm 2013, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh đã được BTV Huyện ủy xác định là nhiệm vụ then chốt, nên tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ 5 nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm sau: Gắn việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay” đã làm chuyển biến tích cực trong tư tưởng, tác phong, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các TCCS Đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương. Nâng cao năng lực lãnh, chỉ đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, bằng việc tập trung xây dựng Đảng bộ TSVM, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, bằng việc xác định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để ban hành Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, trong đó tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đổi mới công tác tuyển dụng để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ trong tình hình mới. Xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy chính quyền các cấp thật sự TSVM, trong đó, chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND theo hướng tăng cường trao đổi kinh nghiệm, giám sát chuyên đề việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, công trình trọng điểm, năng lực quản lý, điều hành của UBND huyện, đẩy mạnh cải cách hành chính. Không ngừng củng cố, xây dựng Mặt trận, các đoàn thể vững mạnh, trong đó, thường xuyên quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng bám sát nhiệm vụ chính trị, cơ sở để nâng cao chất lượng công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng.
 
Đ/c NGUYỄN VĂN TRIỆU - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm
 
Thực hiện Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy, trong những năm qua, huyện Bảo Lâm đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để thực hiện. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển ổn định. Trong năm 2013, huyện đã đạt thành tựu khá nổi bật trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thu hút đầu tư, giảm nghèo, an sinh xã hội và an ninh quốc phòng... 
 
Xác định nông nghiệp vẫn là thế mạnh của địa phương, nên huyện đã tập trung cho lĩnh vực này. Với hơn 40 ha đất trồng cây công nghiệp, chủ yếu là chè và cà phê, bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhân dân trong huyện đã tích cực thực hiện thâm canh, chuyển đổi giống để tăng năng suất cây trồng. Riêng đối với cây cà phê, hiện toàn huyện đã ghép cải tạo được 50% trong tổng số gần 27 ngàn ha cà phê. Đặc biệt, công tác giảm nghèo được huyện thực hiện khá tốt. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lâm hiện còn 6,28% (giảm 3,05% so với đầu năm 2013). Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 7,28% xuống còn 14,24%. Nhờ làm tốt công tác giảm nghèo, giải quyết được việc làm, nên không để xảy ra tình trạng phá rừng làm rẫy đông người trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như những năm trước. Trên địa bàn huyện Bảo Lâm có công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia, là Tổ hợp Bô xít nhôm, đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển rõ nét. Công trình này đã giải quyết được một lượng lớn lao động tại địa phương; cơ sở kết cấu hạ tầng được nâng lên, thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện, với tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao; góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thay đổi “diện mạo” đô thị Bảo Lâm. 
 
Trong năm 2014 và những năm tiếp theo, huyện Bảo Lâm sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương để đưa huyện Bảo Lâm phát triển với tính bền vững cao. Huyện phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 15% trở lên. Để làm được điều này, huyện tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất với các chương trình cải tạo giống; thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Lộc Thắng để nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bằng các chương trình tín dụng; cải cách thủ tục hành chính… Ngoài ra, huyện cũng chú trọng đến việc giao khoán quản lý, bảo vệ rừng và chuyển đổi rừng nghèo kiệt để giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Huyện cũng đang kêu gọi đầu tư Dự án Du lịch nghỉ dưỡng hồ Lộc Thắng. Với diện tích 250 ha và chiều dài gần 15 km, hồ Lộc Thắng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với khu resort, khu nhà nghỉ cao cấp… Nếu triển khai được Dự án này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển và tạo nên sự liên kết vùng phát triển cho khu vực Nam Lâm Đồng. 
 
Đ/c VŨ KIM SINH - TUV, Bí thư Huyện ủy Đam Rông
 
Là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước, lại là địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 73%, trình độ dân trí thấp, tổ chức bộ máy đang từng bước được củng cố, hoàn thiện, nên BTV Huyện ủy Đam Rông lấy xây dựng Đảng, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh làm nhiệm vụ trọng tâm, then chốt. Để làm được việc đó, huyện tập trung một số nhiệm vụ quan trọng sau: Gắn công tác phát triển đảng viên có chất lượng, với công tác củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu theo Nghị quyết TW 4 (khóa XI), nhằm nâng cao năng lực lãnh, chỉ đạo, điều hành, thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm mà Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra. Đổi mới hình thức, phương thức sinh hoạt và sự lãnh đạo của tổ chức Đảng. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận, các đoàn thể, nhằm tạo sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động. Tập trung rà soát, đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở để có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, để vận hành tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, Mặt trận và đoàn thể tham mưu, vận động. Có sự phân công, phân nhiệm rạch ròi đối với các đồng chí trong UVBTV, HUV trong việc theo dõi địa bàn, giúp đỡ địa phương tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. 
 
Chính cách làm chặt chẽ, năng động đó đã giúp Đam Rông thực hiện thắng lợi nhiều chỉ tiêu KT-XH quan trọng trong năm đầy khó khăn 2013. Đó là: Thực hiện tốt Nghị quyết 30a của Chính phủ về “Giảm nghèo nhanh, bền vững”, với tỷ lệ hộ nghèo hiện nay giảm xuống còn 14,82%, giảm 7,35% so với cuối năm 2012; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS còn 1.463 hộ, chiếm tỷ lệ 23,27%, giảm 7,15% so đầu năm 2013. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được 42,2 tỷ đồng, đạt 106,7% dự toán tỉnh giao; thu nhập bình quân đầu người đạt 19,8 triệu đồng/năm, tăng 3,13 triệu đồng so với 2012. Toàn huyện có 48/52 thôn văn hoá, chiếm 92,3%, 80% cơ quan, đơn vị và 58% gia đình văn hóa, 96% và 87% hộ dân được dùng điện và sử dụng nước sạch…
 
Đ/c TRƯƠNG THÁI ANH QUỐC - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đạ Tẻh
 
Là một trong 3 huyện KTM phía nam của tỉnh, có điểm xuất phát thấp, nhưng Đạ Tẻh là địa phương có triển vọng về phát triển lúa chất lượng cao và phát triển nghề rừng, vùng nguyên liệu cây công nghiệp cao su. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế và phát huy lợi thế vốn có, đòi hỏi Đạ Tẻh phải có những “đột phá” trong công tác xây dựng Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh, chỉ đạo của tổ chức Đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Từ thực tế đó, BTV Huyện ủy Đạ Tẻh có chủ trương phát triển tổ chức Đảng mạnh về số lượng, lẫn chất lượng, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng của TCCS Đảng và đảng viên. Đi đôi với việc động viên, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích, xuất sắc thì cũng kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật. Có sự phân công, phân nhiệm cụ thể đối với từng đồng chí UVBTV, HUV trong việc theo dõi, chỉ đạo các đơn vị cơ sở và lấy hiệu quả công việc để đánh gíá, xếp loại đảng viên, TCCS Đảng. Đặc biệt, Đạ Tẻh là địa phương được BTV Tỉnh ủy và BTG TW tặng Bằng khen về thành tích thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 
 
Từ đó, Đạ Tẻh đã gặt hái được một số thành tựu trong phát triển KT-XH như sau: Đã xây dựng được cánh đồng mẫu lớn lúa chất lượng cao 200 ha; chuyển đổi được rừng nghèo kiệt sang trồng cao su 2.403,77ha, trồng rừng kinh tế 502,01 ha và đã xây dựng được xã điểm NTM An Nhơn đạt 15/19 tiêu chí. Một số chỉ tiêu trong năm 2013 đạt khá như: Tổng giá trị sản xuất đạt 2.433,8 tỷ đồng, tăng 8,23% so với 2012; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 338 tỷ đồng, tăng 0,9% so với năm ngoái; thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng/năm, tăng 1,3 triệu đồng so với 2012; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 35,8 tỷ đồng, đạt 100% KH; tỷ lệ hộ nghèo còn 8,92%, giảm 3,92% so với cuối 2012; 85% hộ dân, 66% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; tỷ lệ che phủ của rừng đạt 63,4%; 98,5% và 81,79% hộ dân được dùng điện và sử dụng nước sạch… 
 
BÙI TRƯỞNG -  ÐÔNG ANH - HOÀNG KIẾN GIANG