Khởi sắc giáo dục vùng sâu

02:02, 18/02/2014

Hiện nay, quy mô phát triển giáo dục - đào tạo các cấp học của tỉnh Lâm Đồng đã phát triển tương đối toàn diện, đáp ứng yêu cầu học tập và nhu cầu phát triển giáo dục của từng địa phương. Từ đó, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, đặc biệt là giáo dục vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số đã có nhiều khởi sắc, góp thêm "nốt nhạc vui" cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. 

Hiện nay, quy mô phát triển giáo dục - đào tạo các cấp học của tỉnh Lâm Đồng đã phát triển tương đối toàn diện, đáp ứng yêu cầu học tập và nhu cầu phát triển giáo dục của từng địa phương. Từ đó, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, đặc biệt là giáo dục vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số đã có nhiều khởi sắc, góp thêm “nốt nhạc vui” cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. 
 
Giáo dục vùng sâu luôn được quan tâm và ngày càng khởi sắc. (Ảnh: Cô và trò Trường Tiểu học Păng Tiêng, xã Lát, Lạc Dương trong giờ tập viết)
Giáo dục vùng sâu luôn được quan tâm và ngày càng khởi sắc. (Ảnh: Cô và trò Trường Tiểu học Păng Tiêng, xã Lát, Lạc Dương trong giờ tập viết)
 
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc
 
Ngay từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường triển khai thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc; đồng thời, tổ chức giao ban, giao lưu chuyên môn giữa các trường PTDTNT trong toàn tỉnh để trao đổi kinh nghiệm quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, toàn tỉnh có 69.700 học sinh dân tộc/303.232 học sinh (tỷ lệ 23%); trong đó, mầm non 11.145/61.252 (tỷ lệ 18,2%), tiểu học 30.792/111.466 (tỷ lệ 27,6%), THCS 20.523/84.662 (tỷ lệ 24,3%) và THPT 7.231/45.852 (tỷ lệ 15,8%). Toàn tỉnh có 8 trường PTDTNT cấp huyện và 1 trường cấp tỉnh với 2.045 học sinh. Công tác tuyển sinh các trường PTDTNT thực hiện theo đúng đảm bảo chỉ tiêu được giao. 
 
Đối với giáo dục vùng đồng bào DTTS, việc trang bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1 luôn được quan tâm. Sở GD & ĐT đã chỉ đạo triển khai việc tách lớp ưu tiên phát triển các lớp cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đặc biệt ở vùng sâu, vùng DTTS. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện các loại hình chương trình phù hợp với từng địa bàn và tổ chức triển khai lớp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học. 
 
Bằng nhiều giải pháp, những năm gần đây, giáo dục dân tộc tiếp tục phát triển khá tốt, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc. Công tác chỉ đạo điều chỉnh mạng lưới trường lớp, phát triển điểm trường đã tạo điều kiện thu hút học sinh vùng dân tộc và địa bàn khó khăn ra lớp. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc cũng được nâng lên rõ rệt. Đối với bậc tiểu học, về hạnh kiểm 99,9% học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ; học lực có 95% xếp loại trung bình trở lên, trong đó, 49% xếp loại khá, giỏi. Ở bậc trung học, 99% học sinh xếp loại trung bình trở lên về hạnh kiểm, trong đó, xếp loại khá, tốt 93%; học lực 86% từ trung bình trở lên, trong đó, 31% xếp loại khá, giỏi. Số học sinh dân tộc tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ 97%, đặc biệt trong năm học 2012 - 2013, Trường PTDTNT tỉnh đỗ tốt nghiệp 100%; số học viên dân tộc tốt nghiệp GDTX đạt 69%. Về chất lượng giáo dục trong các trường DTNT, năm học vừa qua, tỷ lệ xếp loại học lực từ trung bình trở lên của học sinh đạt 84,3%, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm dần, chỉ còn 15,7%, số học sinh bỏ học giảm dần (tiểu học 0,06%, THCS 0,22%, THPT 0,51%).
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo vùng sâu
 
Về cơ bản, ngành Giáo dục đã bố trí đủ giáo viên giảng dạy của các trường trong tỉnh nói chung và các trường vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc nói riêng. Toàn tỉnh đã bố trí 1.039 CBQL - GV là người dân tộc về dạy tại các trường, đa số đều đạt trình độ chuẩn. Hàng năm, giáo viên người dân tộc ra trường đều được bố trí công tác. Để nâng cao chất lượng giảng dạy ở các vùng dân tộc, ngành Giáo dục luôn chú trọng đưa giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm, có tâm huyết với giáo dục dân tộc về giảng dạy ở các trường DTNT. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, hàng năm, Sở GD & ĐT đều có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên giảng dạy ở các trường DTNT, các trường thuộc vùng có học sinh dân tộc và cho tham gia các lớp bồi dưỡng giáo viên dạy trường dân tộc do Bộ GD & ĐT tổ chức. Ngoài những lớp bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm, Sở đã kết hợp mở lớp tập huấn chuyên môn hè theo các bộ môn, đưa đi đào tạo nghiệp vụ quản lý cho CBQL trường dân tộc, quy hoạch và mở lớp bồi dưỡng CBQL hàng năm cho giáo viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề và học sinh dân tộc. 
 
“Để tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh dân tộc trong những năm sắp tới, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy tại các trường thuộc vùng có học sinh dân tộc vào kế hoạch hàng năm của ngành, tiếp tục đầu tư bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên hiện nay thông qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa. Bên cạnh đó, ngành sẽ tham mưu đề xuất với UBND tỉnh sớm có những chế độ, chính sách hợp lý, thỏa đáng đối với cán bộ, giáo viên công tác ở các trường DTNT, các trường thuộc vùng có học sinh dân tộc”, ông Nguyễn Xuân Ngọc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng cho biết.
 
TUẤN HƯƠNG