Trong năm 2013, lực lượng kiểm lâm, ban lâm nghiệp xã và các đơn vị chủ rừng trên đã phát hiện, lập biên bản xử lý 2.086 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 25 vụ so với năm 2012...
Đức Trọng: Giữ rừng 24/24 giờ
Trong suốt gần 3 tháng qua, trước và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng đã tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn. Hạt đã huy động, phân công cán bộ trực 24/24 giờ, tăng cường tuần tra, kiểm soát nhất là các vùng rừng giáp ranh với huyện Bắc Bình (Bình Thuận) nhằm chủ động phòng cháy chữa cháy rừng và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm. Chỉ riêng tháng 1/2014, Hạt Kiểm lâm huyện đã bắt được 15 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 3 vụ khai thác rừng trái phép, 2 vụ phá rừng, 9 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, 1 vụ vi phạm khác; tịch thu gồm 21,3 m
3 gỗ tròn, 0,17m
3 gỗ quý hiếm; 8,5m
3 gỗ xẻ các loại; 1 máy cưa, 1 xe gắn máy, thu nộp ngân sách hơn 322 triệu đồng.
|
Cũng theo kết luận của thanh tra tỉnh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng, gây thiệt hại tài nguyên rừng như: diện tích rừng phân bố rộng, rải rác, đan xen với khu sản xuất nông nghiệp của dân, giao thông thuận tiện (vận chuyển gỗ lậu); một bộ phận người dân (là đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư tự do) đời sống khó khăn, thiếu đất sản xuất dẫn đến các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, thiếu phương tiện cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, biên chế lực lượng chuyên trách (kiểm lâm, ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp) chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nguyên nhân chính vẫn thuộc về trách nhiệm của các đơn vị giữ rừng: Các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến rừng; việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm chưa kịp thời, chưa nghiêm, từ đó dẫn đến thái độ, hành động coi thường pháp luật. Mặt khác, việc lãnh đạo, chỉ đạo của UBND các địa phương về công tác thanh, kiểm tra quản lý, bảo vệ rừng chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Các cơ quan chuyên môn của huyện, UBND các xã chưa thật sự chủ động tích cực phối hợp với các cơ quan kiểm lâm trong việc tuần tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời, đề xuất biện pháp xử lý ngay, xử lý nhanh chóng các vụ việc sai phạm nhằm hạn chế các thiệt hại về tài nguyên rừng; một số vụ việc chậm phát hiện, chưa xử lý kịp thời, kiên quyết nên hiệu quả xử lý không cao. Hơn nữa, các đơn vị chủ rừng (Ban Quản lý rừng, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp) có dấu hiệu buông lỏng quản lý không thực hiện nghiêm các quy định về giao đất theo Nghị định 135/NĐ-CP dẫn đến các vụ vi phạm ngày càng phức tạp, tinh vi như ken cây, bỏ hóa chất đầu độc làm chết cây rừng. Các đơn vị chủ rừng là các nhà đầu tư được nhà nước cho thuê đất để thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng, nhưng không có năng lực chuyên về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nên hầu hết các dự án được phê duyệt không triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ, sử dụng rừng, đất rừng không đúng mục đích, không đúng ranh giới được giao… dẫn đến tình trạng người dân phá rừng trái phép, khai thác rừng trái phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp mà các doanh nghiệp được nhà nước giao quản lý.