Người cán bộ Mặt trận "có duyên" với chè Oolong

04:04, 22/04/2014

Không phải là một "đại gia" có tiềm lực kinh tế và cũng chẳng phải một "ông chủ" của một doanh nghiệp có tên tuổi, song nhờ cần cù, chịu khó, ham học hỏi đã tạo "cơ duyên" giúp ông thành công với giống chè Đài Loan "khó tính" như Kim tuyên, Tứ quý (các giống chè để chế biến sản phẩm chè Oolong). Đó là ông Nguyễn Đức Nhẫn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm). 

Không phải là một “đại gia” có tiềm lực kinh tế và cũng chẳng phải một “ông chủ” của một doanh nghiệp có tên tuổi, song nhờ cần cù, chịu khó, ham học hỏi đã tạo “cơ duyên” giúp ông thành công với giống chè Đài Loan “khó tính” như Kim tuyên, Tứ quý (các giống chè để chế biến sản phẩm chè Oolong). Đó là ông Nguyễn Đức Nhẫn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm). 
 
Ông Nhẫn (bìa trái) trao đổi với những nông dân tới tham quan vườn chè Oolong của mình
Ông Nhẫn (bìa trái) trao đổi với những nông dân tới tham quan vườn chè Oolong của mình
 
Trước khi giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Lộc Tân, ông Nhẫn từng là cán bộ làm việc tại Công ty chè Vĩnh Húc (một công ty chế biến chè có vốn đầu tư từ Đài Loan đóng trên địa bàn xã Lộc Tân). Đó cũng là “cơ duyên” để ông trở thành người nông dân đầu tiên của xã Lộc Tân trồng chè Oolong. Ông Nhẫn bộc bạch: “Khi còn làm cho Công ty chè Vĩnh Húc, tôi luôn phân vân vì sao người nước ngoài trồng được chè Oolong mà bà con mình lại không? Vì thế, tôi tự an ủi mình phải quyết tâm học cho bằng được “bí quyết” trồng chè Oolong từ các chuyên gia người Đài Loan để về áp dụng cho gia đình và truyền đạt lại cho bà con. Khi hết làm thuê, tôi dồn tâm huyết để trồng chè. Cái khó nhất khi trồng chè Đài Loan là đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn nhiều công chăm sóc và nhiều vốn đầu tư. Trong 2 năm đầu, mỗi ha tốn khoảng 450 triệu đồng chi phí để đầu tư. Còn khi có thu hoạch, lợi nhuận chia đều 50 - 50 (50% vốn đầu tư và 50% lợi nhuận)”. 
 
Để chắc ăn, ngày đầu khởi nghiệp, ông Nhẫn đã thuê các chuyên gia nước ngoài về trồng, chăm sóc chè và trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật thêm cho mình. Sáu năm trước, ông Nhẫn đã vay mượn 700 triệu đồng để đầu tư mua sắn trang thiết bị làm đất, hệ thống nước tưới, mua giống, phân bón, thuê chuyên gia về trồng gần 1,5 ha chè Oolong. Giờ đây, một mình ông đã có đủ khả năng đảm nhiệm các khâu kỹ thuật cho vườn chè của gia đình. Với giá chè búp tươi ở mức 27 ngàn đồng/kg như hiện nay, trừ chi phí, mỗi năm vườn chè của ông mang lại cho gia đình một khoản thu nhập trên 350 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, ông Nhẫn đang làm đất để xuống giống thêm 1,6 ha chè Oolong trong thời gian tới. Ông Nhẫn cho biết: “Trồng chè chất lượng cao đòi hỏi nhiều công chăm sóc, nên tôi thuê 5 công nhân làm việc thường xuyên với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng. Hàng năm, vườn chè của gia đình tôi cho thu hoạch 6 lứa, mỗi lứa đạt từ 4 - 4,5 tấn chè tươi. Để hái kịp chè, cứ mỗi lứa thu hoạch tôi phải thuê khoảng 100 người để hái chè”. 
 
Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, ông Nhẫn còn là một cán bộ Mặt trận gương mẫu, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông luôn biết cách động viên bà con địa phương đoàn kết, cùng nhau lao động sản xuất, ông thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng chè Oolong cho bà con khi họ cần. 
 
Đến nay, toàn xã đã có trên 15 hộ dân (chủ yếu tại thôn 4) đã đầu tư trồng chè Oolong. Vì vậy, ông Nhẫn đang có ý tưởng thành lập “Hội các gia đình trồng chè Oolong” tại địa phương. Từ đó, nhằm tạo điều kiện cho bà con trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, giúp nhau về vốn để phát triển chè chất lượng cao ở xã Lộc Tân theo hướng bền vững. Cùng với đó, ông Nhẫn luôn tích cực vận động bạn bè, nhân dân tham gia các hoạt động từ thiện để giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Nhờ vậy, việc đóng góp xây dựng các quỹ: Vì người nghèo, nạn nhân chất độc dam cam, ủng hộ Trường Sa… được đông đảo người dân tham gia. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào thi đua yêu nước, MTTQ xã đã tích vận động bà con hưởng ứng và đã mang lại nhiều kết quả, góp phần phát triển kinh tế địa phương, đời sống của nhân dân từng bước được ổn định, nâng cao. Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm từ 12% xuống còn 9,3%. Ngoài ra, tháng 9/2013, ông Nhẫn còn tự bỏ ra 30 triệu đồng để trao tận tay 150 phần quà giúp bà con DTTS ở xã Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm).
 
Với thành tích đã đạt được trong việc phát triển kinh tế gia đình và công tác Mặt trận, những năm qua, ông đã được tặng nhiều giấy khen và bằng khen của Ủy ban MTTQ huyện Bảo Lâm và Ủy ban MTTQ tỉnh Lâm Đồng.
 
KHÁNH PHÚC