(LĐ online) - Ngày 13/6, kết thúc đợt nghiệm thu công tác QLBV rừng trên địa bàn, Ban Quản lý (BQL) dự án Phát triển lâm nghiệp huyện Lạc Dương cho biết: Trong 6 tháng qua, cơ quan chức năng không phát hiện hộ nhận khoán QLBV rừng có sai phạm trong công tác QLBV rừng trên diện tích rừng nhận khoán; và đặc biệt, không còn hộ vi phạm lâm luật như những năm trước đây.
(LĐ online) - Theo ghi nhận của UBND huyện Lạc Dương, trong năm 2013 trở về trước, hiện tượng bà con dân tộc thiểu số (DTTS) nhận khoán quản lý bảo vệ (QLBV) rừng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng vẫn xảy ra khá phổ biến trên địa bàn huyện với các hành vi như phá rừng, khai thác lâm sản ngay trên diện tích rừng do mình nhận QLBV hoặc phát rừng làm nương rẫy sang diện tích rừng của các hộ khác nhận khoán. Trước thực trạng này, ngành lâm nghiệp huyện đã cùng chính quyền địa phương từ cấp huyện đến cấp xã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm làm chuyển biến nhận thức của người dân nhận khoán đất lâm nghiệp để QLBV. Nhờ đó, tình hình đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây.
Ngày 13/6, kết thúc đợt nghiệm thu công tác QLBV rừng trên địa bàn, Ban Quản lý (BQL) dự án Phát triển lâm nghiệp huyện Lạc Dương cho biết: Trong 6 tháng qua, cơ quan chức năng không phát hiện hộ nhận khoán QLBV rừng có sai phạm trong công tác QLBV rừng trên diện tích rừng nhận khoán; và đặc biệt, không còn hộ vi phạm lâm luật như những năm trước đây. Từ kết quả này, BQL dự án Phát triển lâm nghiệp huyện Lạc Dương đã phối hợp cùng với 3 đơn vị chủ rừng là BQL rừng đầu nguồn Đa Nhim, BQL rừng phòng hộ Tà Nung và BQL Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà tiến hành chi trả toàn bộ hơn 5,3 tỷ đồng tiền nhận khoán QLBV rừng theo kế hoạch cho bà con DTTS nhận khoán.
Hiện tại, trên địa bàn huyện Lạc Dương có 2.706 hộ đồng bào DTTS nhận khoán hơn 84.577ha rừng để QLBV. Trong đó, BQL rừng đầu nguồn Đa Nhim đã giao 37.735ha cho 1.312 hộ, BQL rừng phòng hộ Tà Nung giao gần 1.973ha cho 64 hộ và BQL Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà giao hơn 44.869ha cho 1.330 hộ.
K.D