Với dân số trên 171 ngàn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 31%, sống đan xen ở 16/19 xã, thị trấn; trong những năm qua huyện Di Linh tập trung nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở vùng đồng bào DTTS, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa IX), về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, thị trấn.
Với dân số trên 171 ngàn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 31%, sống đan xen ở 16/19 xã, thị trấn; trong những năm qua huyện Di Linh tập trung nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở vùng đồng bào DTTS, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa IX), về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, thị trấn.
|
Cơ sở hạ tầng các xã, thị trấn được chú trọng đầu tư xây dựng |
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh Lâm Thị Phước Linh, thời gian qua, địa phương luôn chú trọng xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở gắn với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Huyện cũng đã triển khai quán triệt kịp thời các nghị quyết và chỉ thị liên quan đến sự phát triển tại vùng đồng bào DTTS.
Cùng với đó, địa phương còn tập trung rà soát các cơ chế chính sách, chế độ; thực hiện việc phân cấp quản lý trong công tác bố trí, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền vùng đồng bào DTTS. Hơn 5 năm qua, huyện đã xét cử tuyển 17 học sinh vào học các trường đại học, cao đẳng; cử 132 cán bộ xã đi đào tạo các chương trình về nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các lớp đại học; 95 người tham gia các lớp từ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. Đặc biệt, để nâng cao sự kết nối và hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc bản địa, hơn 170 cán bộ các cấp của huyện đã tham gia 11 lớp dạy tiếng K’Ho… Qua đó, đã phát huy được vai trò của chính quyền cơ sở trong việc triển khai nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH; góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội tại địa phương.
Đến nay, Đảng bộ huyện Di Linh có 53 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó có 15 Đảng bộ cơ sở vùng đồng bào DTTS với 204 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở, 487 đảng viên là người DTTS (chiếm 16,1%). Tham gia cấp ủy xã, thị trấn 61 người, cấp ủy cơ sở ở khối cơ quan, trường học có 18 người. Bí thư, Phó Bí thư, chi ủy viên chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở có 50 người, tham gia cấp ủy huyện (nhiệm kỳ 2010 - 2015) có tới 11/45 người. Việc luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cấp huyện về vùng đồng bào DTTS được quan tâm. Nhờ đó, hệ thống chính trị của các xã, thị trấn có đồng bào DTTS được kiện toàn và phát huy vai trò, sức mạnh trong lãnh đạo, điều hành.
Theo thống kê, hiện con em đồng bào DTTS công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trong huyện là 406 người; cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, thôn, tổ dân phố giữ chức vụ chủ chốt là 420/4.143 (chiếm 10,13%); chuẩn bị bổ nhiệm 9 phó chủ tịch UBND xã theo đề án tăng cường trí thức trẻ về khu vực nông thôn. Nhiều cán bộ người DTTS giữ cương vị lãnh đạo ở các cơ quan, ban ngành, đoàn thể các cấp. “Bên cạnh đó, chúng tôi luôn quan tâm giới thiệu cán bộ ngư¬ời DTTS tham gia đại biểu HĐND. Như cấp huyện, nhiệm kỳ 2011-2016, có 15/40 người (chiếm 37,5%); đại biểu HĐND xã 213/556 người (37,63%), và đại biểu HĐND tỉnh 1 người” - bà Linh cho biết.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ già làng, người có uy tín trong các hoạt động tại thôn, buôn; thời gian qua, huyện đã thành lập Tổ già làng tự quản; các buôn làng đã bầu chọn, suy tôn 75 người có uy tín trong đồng bào DTTS, thường xuyên phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức, chủ động đấu tranh phòng chống âm mư¬-u lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch để gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Đảng viên các cơ quan của huyện còn về tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn. Mặt trận, các đoàn thể, hội quần chúng được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, củng cố, từ đó đổi mới nội dung, hình thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả. Đến nay, 100% các thôn đều có chi hội, chi đoàn, số lượng đoàn viên, hội viên được tập hợp vào tổ chức không ngừng được tăng lên. Việc xây dựng hương ước, quy ước thôn, buôn, dòng tộc được quan tâm chỉ đạo trên tinh thần tôn trọng phong tục, tập quán, truyền thống trong từng tộc người, đồng thời đảm bảo quy định pháp luật; các hoạt động an sinh xã hội đã khơi dậy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái giữa các gia đình, dòng tộc.
Ông K’Brêu - Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng, cho rằng: “Với huyện Di Linh, đến nay đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng đều rất cơ bản, cả về trình độ học vấn lẫn tư tưởng chính trị vững vàng, có thể đảm đương được yều cầu nhiệm vụ chung của huyện”. Tuy nhiên, ông K’Brêu cũng lưu ý không được chủ quan, cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ ngày càng nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH của địa phương trong thời kỳ hội nhập.
THỤY TRANG