Hội thảo Bộ tiêu chí quốc gia về phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"

10:01, 30/01/2015

(LĐ online) - Ngày 29/1/2015, tại Đà Lạt, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VH-TT-DL) và Ban chỉ đạo Trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Bộ tiêu chí quốc gia về thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và Đề án "Truyền thông về phát triển văn hoá cơ sở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" với sự tham dự của hơn 80 đại biểu đại diện sở văn hoá, cơ quan Mặt trận Tổ quốc đến từ 32 tỉnh thành phía Nam. 

(LĐ online) - Ngày 29/1/2015, tại Đà Lạt, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VH-TT-DL) và Ban chỉ đạo Trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Bộ tiêu chí quốc gia về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và Đề án “Truyền thông về phát triển văn hoá cơ sở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với sự tham dự của hơn 80 đại biểu đại diện Sở Văn hoá, cơ quan Mặt trận Tổ quốc đến từ 32 tỉnh, thành phía Nam. 
 
Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Dự thảo Bộ tiêu chí quốc gia về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gồm 3 phần: Tiêu chí cụ thể trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào các cấp, tiêu chí địa phương đạt chuẩn văn hoá. 
 
Các đại biểu đã sôi nổi thảo luận về các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí chưa cụ thể, không thực tế, khó đánh giá về mặt định tính, định lượng, chưa khoa học gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. 
 
Nhiều đại biểu cũng nêu vấn đề, có nhiều tiêu chí nghiêng về giá trị vật chất hơn là giá trị văn hoá như: tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người, lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo. Có đại biểu đặt vấn đề nên bỏ tiêu chí “gương người tốt, việc tốt” trong bộ tiêu chí này vì không gắn với thực tiễn cuộc sống, có những hành động đẹp, cử chỉ đẹp chỉ xảy ra bộc phát cũng có thể trở thành người tốt, việc tốt chứ không cần thành tích, quá trình phấn đấu như dự thảo nêu. 
 
Nhiều ý kiến đặt ra nên điều chỉnh lại các danh hiệu như “xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” như đang dùng hiện nay thành “xã văn hoá”, “phường văn hoá” cho ngắn gọn, dễ hiểu và tránh chồng chéo với các phong trào khác... 
 
Ban tổ chức hội thảo đã ghi nhận những ý kiến đóng góp và tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện bộ tiêu chí phù hợp với thực tiễn phong trào. 
                                                                             
QUỲNH UYỂN