Mới đây, tỉnh Lâm Đồng cùng đại diện lãnh đạo các ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế chứng kiến công bố và triển khai Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là PRAP). Đây là cơ hội lớn để tỉnh Lâm Đồng nỗ lực thực hiện hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng.
Mới đây, tỉnh Lâm Đồng cùng đại diện lãnh đạo các ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế chứng kiến công bố và triển khai Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là PRAP). Đây là cơ hội lớn để tỉnh Lâm Đồng nỗ lực thực hiện hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng.
|
Thực hiện REDD+ phải bằng việc tạo sinh kế cho người dân gần rừng |
Hành động ngay từ bây giờ
PRAP gồm 2 nhóm hoạt động chính: Nâng cao năng lực để chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD
+ và các hoạt động giảm phát thải. Mục tiêu là giảm 27% phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh Lâm Đồng vào năm 2020. Vì vậy, ngay trong năm 2015, nhiều nhiệm vụ yêu cầu cả hệ thống chính trị trong tỉnh phải chung tay hành động. Trước hết là nâng cao năng lực tiếp cận và triển khai các hành động REDD
+. Cụ thể là triển khai các hình thức tập huấn, từ các cơ quan, tổ chức đến hộ gia đình, cá nhân. Mặt khác, cơ quan chức năng phải xác định được mức phát thải các bon từ rừng. Số liệu mới nhất cho biết, trong 10 năm (từ 1990 - 2010) trên địa bàn Lâm Đồng trung bình phát thải ròng 2,86 triệu tấn CO2e/năm. Cùng đó là nâng cấp hệ thống theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn tỉnh gắn với mục tiêu REDD
+. Theo Ban chỉ đạo PRAP, năm 2015 tỉnh dự kiến thực hiện các hoạt động thí điểm REDD
+ tại 5 huyện, 14 xã và 2 đơn vị chủ rừng nhà nước. Cụ thể là, sẽ hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực; các hoạt động trực tiếp như trồng rừng, khoanh nuôi, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng…; các hoạt động gián tiếp như thiết lập Quỹ phát triển rừng cấp thôn (bản), hỗ trợ sinh kế, sử dụng nguồn năng lượng xanh, sạch... Vì vậy, những biện pháp để thực hiện thành công REDD
+ là: phát triển nguồn nhân lực; rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, khoán rừng, cho thuê rừng và phát triển vốn rừng; cải tạo, trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm; hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng. Đồng thời, phải xây dựng và triển khai tối ưu phương án quản lý rừng bền vững tại một số đơn vị chủ rừng…
Dĩ nhiên để thực hiện phải có nguồn tài chính, bao gồm nguồn dựa vào kết quả giảm phát thải các bon và nguồn hỗ trợ vốn ODA, vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ, vốn ngân sách. Tại Quyết định 247, ngày 21/1/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng, khái toán tổng nhu cầu vốn để thực hiện là 1.749 tỷ đồng. Số vốn này chủ yếu cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ sinh kế, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Theo đó, năm 2014-2015 là 235 tỷ đồng, từ năm 2016-2020 là 1.114 tỷ đồng, bình quân 222,8 tỷ đồng/năm. Tổng số vốn này sẽ phân bổ cho các hoạt động trực tiếp làm giảm phát thải và gia tăng khả năng hấp thụ các bon rừng, gồm 1.175 tỷ đồng cho bảo vệ rừng và 544 tỷ đồng cho phát triển rừng. Một phần vốn khác sẽ phân bổ các hoạt động gián tiếp giảm phát thải, hấp thụ các bon, hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng. Theo đó, hộ dân được vay vốn tại Quỹ phát triển rừng cấp thôn (bản) để cải tạo vườn hộ, phát triển chăn nuôi, tổng vốn 21 tỷ đồng. Phần vốn còn lại sẽ phân bổ cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, thể chế, vận hành. Cụ thể, trong năm 2015, phân bổ 9 tỷ đồng cho 3 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh, Bảo Lâm và Đơn Dương để thiết lập và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững…
Đồng bộ các giải pháp
Trước hết là rà soát, hoàn thiện các quy hoạch liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp. Theo đó, cần sớm phân định, điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng. Hiện, toàn tỉnh có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 591.476ha; trong đó, rừng đặc dụng 84.153ha, chiếm 14%; rừng phòng hộ 172.800ha, chiếm 29% và rừng sản xuất 334.523ha, chiếm 57%. Hướng điều chỉnh là hạn chế chuyển diện tích đất rừng thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Mặt khác, cần sớm rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy điện theo hướng đưa ra khỏi quy hoạch những dự án nhỏ hiệu quả thấp, những dự án chiếm nhiều diện tích rừng, đất rừng.
Cùng với giải pháp trên, công việc cần làm sớm là rà soát, hoàn thiện công tác khoán rừng, giao rừng, cho thuê rừng, sử dụng đất lâm nghiệp hỗ trợ việc giảm tác động gây mất rừng và suy thoái rừng. Vấn đề giao khoán rừng cần ưu tiên đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thiếu đất sản xuất, hộ nghèo. Phương thức khoán cần có tính ổn định lâu dài theo nhóm hộ, trong đó kinh phí chi trả tập trung chủ yếu từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng. Vấn đề giao đất, giao rừng, phương án tối ưu là giao cho cộng đồng dân cư thôn, giao đất lâm nghiệp chưa có rừng cho hộ gia đình và cá nhân để trồng rừng. Còn phương thức thuê đất, thuê rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia. Đặc biệt, doanh nghiệp thuê đất phải cam kết và có trách nhiệm đào tạo nghề cho cộng đồng, thu hút lao động trong quản lý, bảo vệ, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, cần kiên quyết thu hồi đối với những doanh nghiệp triển khai dự án chậm, để xảy ra vi phạm luật liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp.
Thực tế cho thấy, hành động REDD
+ phải lồng ghép theo chuỗi những nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Đó là các giải pháp lâm sinh (khoanh nuôi tái sinh); trồng rừng trên đất trống; trồng cây lâm nghiệp trên đất đang trồng cây nông nghiệp lâu năm thuộc đất quy hoạch lâm nghiệp. Đó còn là hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng để giảm áp lực tác động tiêu cực đến nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng. Bên cạnh là sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp để quản lý rừng bền vững. Vấn đề phòng chống cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cũng là một mấu chốt trong quá trình lồng ghép và song hành.
Để thực hiện các giải pháp nêu trên hữu hiệu, dĩ nhiên là phải kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ ngoài nước và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đa đạng hóa các nguồn tài chính. Rõ ràng, muốn PRAP thành công phải bắt đầu ngay từ bây giờ và xuyên suốt cả một quá trình nhất quán. Mặt khác, hành động REDD
+ có hiệu quả phải là tổng lực của nhiều ngành, trong đó, vai trò tiên phong là ngành NN-PTNT, UBND các huyện và thành phố; cùng với các ngành liên quan khác như: TN&MT, KH&ĐT, Tài chính, LĐTB&XH… và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp…
MINH ÐẠO