(LĐ online) - Đó là kiến nghị của tiểu thương cùng chủ đầu tư công trình chợ mới Đà Lạt (thuộc dự án Dalat Center) với cơ quan chức năng TP Đà Lạt về việc các đối tượng dấu mặt sử dụng rác thải bôi bẩn chợ, gây mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh…
(LĐ online) - Đó là kiến nghị của tiểu thương cùng chủ đầu tư công trình chợ mới Đà Lạt (thuộc dự án Dalat Center) với cơ quan chức năng TP Đà Lạt về việc các đối tượng dấu mặt sử dụng rác thải bôi bẩn chợ, gây mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh…
|
Tiểu thương chợ mới Đà Lạt yêu cầu chủ đầu tư trả lời về khoản phí mặt bằng chợ |
Ngày 16/6, một số tiểu thương có quầy hàng kinh doanh quần áo, giày dép tại chợ mới Đà Lạt, cho biết: Liên quan việc ban quản lý (BQL) chợ đơn phương cắt điện, ngưng cung cấp dịch vụ, để người xấu mang rác thải vào đổ trong chợ nhằm ngăn cản việc buôn bán của những người không đóng phí mặt bằng rồi đổ vấy cho tiểu thương
(như baolamdong.vn thông tin). Tại buổi đối thoại nhằm tháo gỡ bất đồng về các khoản thu phí vận hành chợ vào chiều 10/6, trước sự chứng kiến của Công an TP Đà Lạt; đại diện đơn vị chủ đầu tư chợ mới Đà Lạt - Công ty CP Len Nguyễn (văn phòng tại đường Phan Bội Châu, TP Đà Lạt), các tiểu thương đã kiến nghị Công an TP Đà Lạt sớm vào cuộc để làm rõ đối tượng mang rác thải vào bôi bẩn chợ.
Cũng tại buổi đối thoại, bà Nguyễn Thị Hà (đại diện cho hơn 20 hộ, với 45 quầy hàng kinh doanh buôn bán quần áo ở chợ mới Đà Lạt), có ý kiến yêu cầu phía chủ đầu tư làm rõ các khoản thu phí “phục vụ” hoạt động chợ, đặc biệt là khoản thu phí mặt bằng 50.000đ/m
2/tháng. Theo bà Hà, từ trước đến nay, BQL chợ đã và đang thu các khoản phí trên là chưa hợp lý, nói đúng hơn là “phí chồng phí”, bởi theo các tiểu thương, việc BQL chợ vừa thu các khoản phí thang máy, điện, nước, vệ sinh công cộng, phí bảo vệ... rồi gộp chung thành phí vận hành chợ không đúng. Vì nếu nhân với hơn 600 quầy hàng đang hoạt động tại chợ thì số tiền thu mỗi tháng sẽ rất lớn, trong khi dịch vụ trong chợ, như cầu thang điện chỉ hoạt động có vài lần/tháng, còn công tác vệ sinh thì không đảm bảo.
Cùng quan điểm, một số tiểu thương bức xúc: BQL chợ cho rằng luôn có lực lượng bảo vệ 24/24 giờ, nhưng sáng ngày 6/6, khi có mặt tại chợ, chị em tiểu thương chứng kiến cảnh rác thải, nước tiểu, chất bẩn… vương vãi đầy trước các quầy "chưa nộp phí". Đã vậy, Trưởng BQL chợ lại ngăn cản không cho dọn vệ sinh rồi còn đổ cho tiểu thương mang rác vào bôi bẩn chợ để làm áp lực với BQL chợ là điều khó mà chấp nhận.
Trả lời tiểu thương, bà Trần Thị Liên - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Len Nguyễn, thừa nhận một số bộ phận nhân viên chưa làm tốt nhiệm vụ, để xảy ra tình trạng trên, nhưng lại cho rằng nếu tiểu thương không tin tưởng vào các khoản thu của chủ đầu tư thì có thể tự bầu ra BQL chợ, "tự thu, tự chi, tự vận hành"…
Bà Liên cũng cho biết thêm, từ cuối năm 2013 đến nay, công ty phải bỏ thêm 3,5 tỷ đồng để đầu tư thay thế toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng; hệ thống thông gió, giếng nước, chưa kể phải bù lỗ mỗi tháng 150 triệu đồng để duy trì việc vận hành hoạt động chợ, nhưng không thu thêm bất cứ một khoản nào của tiểu thương.
Tuy nhiên, ý kiến trên của bà Liên đã bị các tiểu thương phản ứng và cho rằng chủ đầu tư đang "mang con bỏ chợ", không giải quyết rõ ràng, thỏa đáng các thắc mắc mà còn yêu cầu họ tự lập BQL chợ. Về số tiền đầu tư phát sinh là do công trình bị thiết kế sai nên giờ phải làm lại, vì chợ có chất lượng thì tiểu thương mới bỏ ra một khoản tiền lớn để mua quầy; riêng việc bù lỗ hàng tháng để vận hành chợ là do chưa bán hết quầy nên công ty phải chịu chứ không thể bắt tiểu thương phải gánh khoản này.
Vì việc đối thoại không thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Len Nguyễn - Trần Thị Liên, cũng đề nghị cơ quan thuế Đà Lạt làm rõ các khoản thu phí của BQL chợ, đồng thời mời cơ quan công an vào điều tra, làm rõ hành vi phá hoại chợ, rồi sau đó sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết với tiểu thương.
Vụ việc bắt nguồn từ sáng ngày 6/6, hàng chục tiểu thương chợ mới Đà Lạt tập trung trước Văn phòng Công ty CP Len Nguyễn để phản đối việc BQL chợ cắt điện, để các đối tượng mang rác thải vào bôi bẩn trước 45 quầy hàng kinh doanh quần áo, dày dép của các hộ chưa đóng phí mặt bằng. Theo các tiểu thương, việc đổ rác thải trên là do BQL chợ làm với mục đích ngăn cản việc kinh doanh do các tiểu thương không chấp nhận đóng khoản phí mặt bằng 50.000đ/m
2/tháng. Trong khi đó, BQL chợ thì lại cho rằng việc bôi bẩn chợ là do các tiểu thương làm để gây áp lực với chủ đầu tư.
Thụy Trang