Trong 5 năm qua, Lâm Hà tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, thể hiện "sức trẻ" của vùng đất kinh tế mới cách đây gần 40 năm.
Trong 5 năm qua, Lâm Hà tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, thể hiện “sức trẻ” của vùng đất kinh tế mới cách đây gần 40 năm.
Trong giai đoạn 2011-2015, huyện Lâm Hà đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,2%, GRDP/người đạt khoảng 47,4 triệu đồng/người (năm 2015), thu ngân sách nhà nước đạt 1.109 tỷ đồng, tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 10.413 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo chung ước cuối năm 2015 còn 2,5%, tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBDTTS còn khoảng 6%, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 25%, tỷ lệ số hộ dân vùng đô thị được sử dụng nước sạch đạt trên 32%, tỷ lệ số hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 94%, có 7 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới.
|
Bát ngát vùng chè nguyên liệu Lâm Hà |
Lâm Hà đang triển khai quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn với vùng rau hoa công nghệ cao tại xã Tân Văn với diện tích 100ha; thu hút đầu tư từ tập đoàn BeJo (Hà Lan) áp dụng công nghệ cao vào sản xuất hạt giống trên diện tích 53ha, với tổng vốn đầu tư dự án là 11,5 triệu USD. Chăn nuôi có sự phát triển ổn định, từng bước chuyển dịch theo quy mô gia trại, trang trại công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, với đàn bò sữa tăng trưởng vượt bậc 950 con; ổn định đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi và thủy sản, không xuất hiện dịch bệnh trên diện rộng. Hệ thống thủy lợi từng bước được đầu tư xây dựng và kiên cố hóa, góp phần nâng cao diện tích sản xuất nông nghiệp chủ động được nước tưới khoảng 41% diện tích.
Trong giai đoạn 2016-2020, huyện Lâm Hà đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu: giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy tăng bình quân trên 4,2%; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân trên 14%; tổng thu NSNN tăng bình quân hàng năm từ 10-12%; tăng độ che phủ rừng đạt trên 30% vào năm 2020; hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 98%; giải quyết việc làm trên 17 ngàn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 1,5-2%, riêng hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hàng năm từ 2-3% (theo tiêu chí mới); số trường công lập đạt chuẩn quốc gia từ 65-70%; 100% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, bình quân có 15 giường bệnh/1 vạn dân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,25%; trên 90% số hộ gia đình văn hóa, 95% thôn, tổ dân phố văn hóa, 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 100% thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị và 95% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 90% xã, thị trấn có trung tâm văn hóa; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; đến năm 2017, đạt chuẩn huyện nông thôn mới... |
Cơ sở hạ tầng phát triển cơ bản đạt yêu cầu. Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 24%. Trong 5 năm qua, số tổ chức tín dụng tăng gấp đôi, từ 5 tổ chức năm 2010 lên 10 tổ chức năm 2015, hoạt động rộng khắp địa bàn các xã, thị trấn, đảm bảo cơ bản nhu cầu vốn cho các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt các chính sách tiền tệ của Chính phủ, tác động tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hệ thống giao thông liên xã, liên thôn phát triển khá nhanh. Chương trình kiên cố hóa trường học được triển khai thực hiện tích cực, cơ bản đáp ứng đủ phòng học cho các cấp học phổ thông. Cơ sở vật chất ngành y tế và thiết chế văn hóa trên địa bàn được chú trọng đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả thiết thực. Trong 5 năm đã thu hút mới 14 dự án, thu hồi 9 dự án do triển khai chậm, hoặc không triển khai; đến năm 2015 có 45 dự án đầu tư, tổng mức vốn đăng ký 3.623 tỷ đồng; thực hiện 6 chương trình trọng tâm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng hạ tầng nông thôn gắn với thủy lợi, đầu tư phát triển thương mại - dịch vụ, phát triển công nghiệp chế biến - vật liệu xây dựng gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và đào tạo nguồn nhân lực; các công trình trọng điểm tập trung trong lĩnh vực thủy điện và cụm công nghiệp.
Hệ thống giáo dục phát triển phù hợp với địa bàn dân cư, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở tiếp tục được hoàn thiện, phát triển; công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao y đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế được quan tâm, chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Cơ sở y tế ngoài công lập ngày càng tăng về số lượng và quy mô đầu tư, góp phần giảm tải cho y tế công lập... Tổ chức ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc 2 năm/1 lần, duy trì bản tin tiếng K’Ho... Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đồng bộ các chế độ ưu đãi cho người có công, hộ nghèo, ĐBDTTS, bảo trợ xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vùng ĐBDTTS… Lực lượng cốt cán vùng ĐBDTTS (già làng, trưởng thôn, bản, người có uy tín) đã phát huy được vai trò trong cộng đồng dân cư, góp phần phát triển KT - XH.
Chú trọng chăm lo xây dựng lực lượng ở cơ sở, bước đầu đã xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm, không để xảy ra các điểm nóng gây mất an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn... Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng địa phương từ huyện đến cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác thanh tra Nhà nước về chấp hành pháp luật được tăng cường, nhất là về lĩnh vực tài chính, đất đai, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản…, đơn kiến nghị đã giải quyết đạt 91,9%. Phân cấp quản lý, thực hiện sắp xếp bộ máy hành chính và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hiện cải cách tài chính công, cải cách thủ tục hành chính... với 97 thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa, liên thông.
LÊ HOA