Nhiều công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X

10:10, 14/10/2015

Quảng trường Lâm Viên được khởi công từ ngày 31/8/2009, dự án có diện tích sử dụng 72.405m2, tổng diện tích xây dựng hơn 21.256m2, diện tích sàn xây dựng là 33.700m2. Bao gồm khối công trình chính, hệ thống giao thông, hệ thống điện, hoa, cây cảnh, các phân khu chức năng như khu vực ngoài, khu vực khán đài, hệ thống phun nước nghệ thuật, bãi đậu xe. Bên trong công trình có khu thương mại, nhà hát, khu triển lãm, khu vực khánh tiết. 

Quảng trường Lâm Viên Đà Lạt
 
Quảng trường Lâm Viên được khởi công từ ngày 31/8/2009, dự án có diện tích sử dụng 72.405m 2, tổng diện tích xây dựng hơn 21.256m 2, diện tích sàn xây dựng là 33.700m 2. Bao gồm khối công trình chính, hệ thống giao thông, hệ thống điện, hoa, cây cảnh, các phân khu chức năng như khu vực ngoài, khu vực khán đài, hệ thống phun nước nghệ thuật, bãi đậu xe. Bên trong công trình có khu thương mại, nhà hát, khu triển lãm, khu vực khánh tiết. 
 
Biểu tượng chính của Quảng trường Lâm Viên là cung nghệ thuật khối bông hoa (nhà hát khối bông hoa) có chiều cao 17m, được sử dụng làm nơi biểu diễn các chương trình nghệ thuật, mít tinh… có diện tích hơn 1.200m 2, sức chứa 1.000 người và khối nụ hoa có chiều cao 17m, diện tích 500m 2, được sử dụng làm nơi kinh doanh bar, cà phê. Dự kiến, công trình Quảng trường Lâm Viên sẽ hoàn thành đồng bộ vào ngày 30/4/2016.
 
Công trình Thủy điện Đại Nga
 
Công trình Thủy điện Đại Nga nằm trên địa bàn xã Lộc Nga (TP Bảo Lộc) và xã Lộc An (huyện Bảo Lâm) do Công ty CP Mỹ Hưng Tây Nguyên làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư 350 tỷ đồng. Nhà máy có công suất 10 MW; khi vận hành, có sản lượng điện trung bình là 44 triệu kWh/năm. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2012. Đến nay, Công trình đã hoàn thành và đưa vào hoạt động.
 
Công trình nâng cấp, cải tạo đường huyện ĐH 91
 
Công trình nâng cấp, cải tạo đường huyện ĐH 91 do UBND huyện Cát Tiên làm chủ đầu tư, được khởi công từ tháng 6/2012. Đến nay, Công trình đã hoàn thành. Công trình này có tổng chiều dài hơn 8,8km và tổng kinh phí đầu tư hơn 158 tỷ đồng. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 
Phân hiệu Trường Mẫu giáo thôn I (Liên Đầm, Di Linh)
 
Các cháu ở thôn I (còn gọi là thôn Nông Trường), xã Liên Đầm (huyện Di Linh) rất vui mừng khi được học tập và sinh hoạt tại Phân hiệu Trường Mẫu giáo vừa mới xây dựng xong. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020).
 
Phân hiệu Trường Mẫu giáo này có diện tích sử dụng 102m 2 và sân chơi rộng 400m 2, với kinh phí đầu tư xây dựng 513 triệu đồng, được chi từ nguồn quỹ của Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện, Hội LHPN xã Liên Đầm và nhân dân địa phương đóng góp. 
 
Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng
 
Là một công trình kiến trúc đóng vai trò điểm nhấn văn hóa, được xây dựng trên khu đất với tổng diện tích 19.700m 2, bao gồm tổng diện tích xây dựng là 4.200m 2 và diện tích sàn là 8.358m 2
 
Công trình được thiết kế theo 3 khối, gồm các khu phòng hội nghị, phiên dịch, báo chí; khu hội trường đa năng với sức chứa 750 chỗ ngồi và các phòng chức năng liên quan; thứ ba là khu dành cho các CLB chuyên đề về văn hóa và thể thao.
 
Đơn vị Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng
 
Đơn vị Tim mạch can thiệp của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng làm vệ tinh cho Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM đã được Bộ Y tế đầu tư 2,5 tỷ đồng cho kinh phí đào tạo và thiết lập hệ thống Tele-Medicine; UBND tỉnh Lâm Đồng đầu tư 22,2 tỷ đồng để mua sắm Hệ thống chụp mạch máu số hóa nền (DSA) và nâng cấp cơ sở vật chất; Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đầu tư 1,8 tỷ đồng cho hoạt động đào tạo và trang thiết bị. 
 
Đây là bước phát triển tích cực của ngành Y tế Lâm Đồng trong việc làm chủ kỹ thuật cao. Từ nay người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận được chăm sóc sức khỏe can thiệp tim mạch với chi phí thấp hơn, tranh thủ được thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân, giảm tỉ lệ tử vong.
 
Công trình nâng cấp đường giao thông Đắc Măng
 
Công trình nâng cấp đường giao thông Đắc Măng, nối từ quốc lộ 27 đi thôn Đắc Măng, xã Đạ Rsal (Đam Rông). Từ đường đá cấp phối đã được đổ bê tông xi măng, dài gần 2km, mặt đường rộng 5m, từ nguồn vốn đầu tư của nhà nước 7,2 tỷ đồng. Đây là tuyến đường huyết mạch giao thương giữa huyện Đam Rông với huyện Đắc G’long, tỉnh Đắc Nông.
 
NHÓM PV