(LĐ online) - Đó là nhận định của các nhà khoa học, nhà quản lý của Việt Nam, Hàn Quốc tại hội thảo quốc tế diễn ra tại Trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL) trong 2 ngày 22 và 23/02.
(LĐ online) - Đó là nhận định của các nhà khoa học, nhà quản lý của Việt Nam, Hàn Quốc tại hội thảo quốc tế diễn ra tại Trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL) trong 2 ngày 22 và 23/02.
|
17 tham luận khoa học đến từ các nước Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia |
Hội thảo khoa học đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật hạt nhân (KTHN) với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà quản lý của Bộ GD-ĐT Việt Nam, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo của các nước Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và 17 tham luận khoa học tập trung chia sẻ những vấn đề như: Tổng quan về chương trình điện hạt nhân ở Hàn Quốc và Việt Nam; Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân; Xây dựng tiền đề cho năng lượng hạt nhân; Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực KTHN của Hàn Quốc một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
PGS, TS Nguyễn Đức Hòa-Hiệu trưởng ĐHĐL khẳng định: Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt 3 trường đại học trong nước gồm ĐH quốc gia Hà Nội, ĐH quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và ĐHĐL đào tạo nguồn nhân lực KTHN cho đất nước, ĐHĐL là trường đầu tiên được Bộ GD-ĐT nghiệm thu chương trình đào tạo và đánh giá cao. Đây là cơ sở đào tạo có nhiều yếu tố thuận lợi nhất trong 3 cơ sở, sẽ đáp ứng tốt nguồn nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong tương lai. Hiện, ĐHĐL đang đào tạo khóa thứ 4, tổng số sinh viên ngành KTHN đang học là 150 sinh viên. Để có thành công này, nhà trường đã được sự hỗ trợ nhiệt tình của Chính phủ Việt Nam, của các đơn vị và ngành trong nước, cùng các cơ sở khoa học và đại học của Hàn Quốc…
GS J.K.Kim-Viện trưởng Viện Năng lượng hạt nhân quốc gia Hàn Quốc cho biết: Hàn Quốc có hơn 40 năm vận hành an toàn hệ thống lò phản ứng hạt nhân và đang tiếp tục mở rộng phát triển tại một số quốc gia. Vai trò ngày càng quan trọng của ngành hạt nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, Hội thảo này nhằm các quốc gia, các nhà quản lý chia sẻ những kinh nghiệm quý.
Chương trình đào tạo nguồn nhân lực KTHN đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, nhiều ngành, nhiều cơ sở đào tạo và các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế… Chất lượng đào tạo và phát huy nguồn nhân lực như thế nào luôn là vấn đề đặt ra thời sự.
MINH ĐẠO