Phòng chống bệnh do virus Zika

06:03, 31/03/2016

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố các chùm ca bệnh đầu nhỏ và những bệnh lý thần kinh khác có thể do nhiễm virus Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế vào ngày 1/2/2016. Virus Zika gây ra bệnh đầu nhỏ (Microcephaly) và hội chứng dị tật hệ thần kinh trung ương gây ra các biểu hiện yếu cơ và liệt (Guillain-Barré).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố các chùm ca bệnh đầu nhỏ và những bệnh lý thần kinh khác có thể do nhiễm virus Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế vào ngày 1/2/2016. Virus Zika gây ra bệnh đầu nhỏ (Microcephaly) và hội chứng dị tật hệ thần kinh trung ương gây ra các biểu hiện yếu cơ và liệt (Guillain-Barré).
 
Cán bộ Viện Pasteur Tp. HCM hướng dẫn TTYT Dự phòng tỉnh thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm virus Zika
Cán bộ Viện Pasteur Tp. HCM hướng dẫn TTYT Dự phòng tỉnh thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm virus Zika
Thế giới đã có 61 quốc gia, vùng và lãnh thổ báo cáo lây lan virus Zika. Riêng tại Brazil từ 22/10/2015 - 20/2/2016 có 5.640 trường hợp nghi ngờ bệnh đầu nhỏ và dị tật hệ thần kinh trung ương, bao gồm 120 trường hợp tử vong. Trong đó có 1.533 ca được điều tra, 583 trường hợp đã xác định, 4.107 ca đang tiếp tục điều tra. 
 
Bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn đốt và có thể gây thành dịch. Đường truyền bệnh chính do muỗi Aedes đốt, đặt biệt là muỗi Aedes aegypti. Các đường lây khác: lây truyền từ mẹ sang con, qua đường tình dục, qua truyền máu. 
 
Bệnh có biểu hiện: sốt, nổi ban dát sẩn trên da, đau đầu, đau cơ và khớp, viêm kết mạc, mệt mỏi, đau nhức. Thời kỳ ủ bệnh: 2-12 ngày. Bệnh thường diễn biến lành tính, thường biểu hiện bệnh nhẹ và tự khỏi trong vòng 2-7 ngày; 80% các trường hợp nhiễm virus không có triệu chứng cao. 
 
Virus Zika có thể gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm virus trong thời kỳ mang thai. Trẻ bị chứng đầu nhỏ thường chậm phát triển trí tuệ, thể chất, khuôn mặt biến dạng… Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
 
Định nghĩa ca bệnh Zika tạm thời của WHO: Ca nghi ngờ là người có biểu hiện phát ban, sốt và có kèm theo ít nhất 1 trong các triệu chứng sau: đau khớp hoặc viêm khớp, hoặc viêm kết mạc (không có mủ/ xung huyết). Ca có thể là ca nghi ngờ với kết quả xét nghiệm kháng thể IgM dương tính với virus Zika và có yếu tố dịch tễ. Ca xác định là người có kết quả xét nghiệm xác định đối với nhiễm virus Zika: sự hiện diện của RNA hoặc kháng nguyên của virus Zika trong huyết thanh hoặc trong các mẫu bệnh phẩm khác (nước bọt, mô, nước tiểu, máu).
 
Khuyến nghị của WHO về giám sát: Tăng cường hệ thống giám sát hiện có đối với các bệnh do arbo-virus (giám sát trọng điểm sốt xuất huyết); nâng cao nhận thức của nhân viên y tế đối với các trường hợp nghi ngờ mắc virus Zika đối với các ca có triệu chứng giống với sốt xuất huyết, đặc biệt khi có tiền sử đi tới các vùng đang có lây lan Zika. Nâng cao nhận thức của nhân viên y tế về các chùm ca bệnh đầu nhỏ hoặc các dị tật về hệ thần kinh trung ương.
 
Hướng dẫn tạm thời của WHO dự phòng lây truyền virus Zika qua đường tình dục: Tất cả các bệnh nhân nhiễm virus Zika và bạn tình của họ (đặc biệt là phụ nữ mang thai) cần được cung cấp thông tin về nguy cơ lây nhiễm virus Zika qua đường tình dục, về các biện pháp tránh thai và thực hành quan hệ tình dục an toàn và cần được cung cấp bao cao su nếu khả thi. Bạn tình của phụ nữ mang thai, đang sống hoặc trở về từ vùng có sự lây truyền virus Zika cần áp dụng việc thực hành tình dục an toàn hoặc kiêng quan hệ tình dục trong quá trình mang thai. Do phần lớn các trường hợp nhiễm Zika không có triệu chứng: Đàn ông và phụ nữ đang sống tại các vùng có sự lây lan Zika tại chỗ nên chú ý thực hành tình dục an toàn hoặc kiêng quan hệ tình dục; đàn ông và phụ nữ trở về từ những vùng có sự lây lan Zika tại chỗ nên chú ý thực hành tình dục an toàn hoặc kiêng quan hệ tình dục trong vòng ít nhất 4 tuần sau khi trở về.
 
Hướng dẫn tạm thời của WHO cung cấp máu an toàn và cho con bú sữa mẹ trong các vụ dịch Zika: Đảm bảo cung cấp máu đầy đủ và an toàn. Các vùng không bị ảnh hưởng: hoãn việc cho máu 28 ngày đối với những người hiến máu trở về từ vùng dịch. Các vùng bị ảnh hưởng: hoãn việc cho máu 28 ngày nếu gần đây được xác định bị nhiễm Zika hoặc có biểu hiện lâm sàng như nhiễm Zika; hoãn việc quan hệ tình dục 28 ngày với người được xác định hoặc nghi ngờ bị nhiễm Zika. Cho con bú sữa mẹ: các khuyến nghị hiện tại của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ vẫn được áp dụng trong bối cảnh lây nhiễm virus Zika hiện nay. Các bà mẹ có chẩn đoán ca nghi ngờ, ca có thể hoặc ca xác định Zika, trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh cần nhận được hỗ trợ từ nhân viên y tế để có thể bắt đầu và duy trì việc cho con bú như các bà mẹ khác. 
 
WHO khuyến nghị các biện pháp kiểm soát véc-tơ và bảo vệ cá nhân: tăng cường khuyến khích và thực hiện các biện pháp kiểm soát véc-tơ và các biện pháp bảo vệ cá nhân để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với virus Zika. 
 
Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là diệt bọ gậy; diệt muỗi, phòng muỗi đốt; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Thả cá vào tất cả các dụng cụ chứa nước trong nhà. Đậy kín các dụng cụ chứa nước; thay nước, vệ sinh bên trong dụng cụ chứa nước ít nhất 1 lần/tuần. Lật úp các dụng cụ chứa nước hoặc có thể chứa nước khi không dùng đến. Loại bỏ các vật phế thải gây đọng nước. Thay nước lọ hoa ít nhất 1 lần/tuần. Bỏ muối hoặc dầu ăn vào bát kê chân chạn. Quét dọn và kiểm tra định kỳ máng dẫn nước. Đốt hương muỗi, sử dụng bình xịt, vợt diệt muỗi… Ngủ màn kể cả ban ngày; dùng mành, rèm che cửa sổ. Mặc quần áo dài tay, có thể sử dụng thuốc xua muỗi bôi vào vùng da hở. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
 
DIỆU HIỀN (tổng hợp)