Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

08:04, 22/04/2016

Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới (BĐG) đã thể hiện rõ quyết tâm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý nhằm thu hẹp dần khoảng cách về giới trong hệ thống chính trị.

Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới (BĐG) đã thể hiện rõ quyết tâm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý nhằm thu hẹp dần khoảng cách về giới trong hệ thống chính trị. Mục tiêu phấn đấu đạt tỉ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 từ 25% trở lên; tỉ lệ nữ ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 trên 35%.
 
Phụ nữ ngày càng có vị trí quan trọng và đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội
Phụ nữ ngày càng có vị trí quan trọng và đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội

Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) giải thích thuật ngữ “BĐG trong lĩnh vực chính trị”: Nam nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. Nam nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. Nam nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
 
Các chỉ tiêu chưa đạt được của
Chiến lược Quốc gia về BĐG
 
So với Chiến lược Quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020, cơ bản Lâm Đồng đã hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra như: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp, tỷ lệ nữ thạc sỹ trên tổng số nữ CBCCVC, người lao động trong các thành phần kinh tế,...
 
Một số chỉ tiêu còn khó khăn trong việc lấy số liệu như: Chỉ tiêu rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020, để điều tra và đánh giá chính xác chỉ tiêu này rất khó vì tham gia công việc gia đình rất khó để định lượng được thời gian của nam so với nữ... Chỉ tiêu đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm đến 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới: con số này không thể thống kê được vì ngành Thông tin và Truyền thông chưa có cuộc khảo sát nào về sản phẩm văn hóa thông tin mang định kiến giới mà chỉ có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các địa phương hạn chế các sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới.     AN NHIÊN
Hiện có chưa tới 30% tổng số ĐBQH là nữ, song sự hiện diện, tiếng nói, ý kiến, quan điểm của họ đang ngày càng trở nên quan trọng. Một cuộc khảo sát gần đây của UNDP cho thấy, các nữ ĐBQH trình bày về các vấn đề của phụ nữ nhiều hơn so với các ĐBQH là nam giới. Đối với những vấn đề như: Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật đất đai, vấn đề tuổi nghỉ hưu..., số lượng nữ đại biểu đứng ra bênh vực và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Số lần các nữ ĐBQH tham gia phản biện luật và chất vấn các Bộ trưởng ngang bằng so với các đại biểu nam giới. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong các cơ quan dân cử sẽ góp phần cải thiện chất lượng quản trị nhà nước. 
 
Trong lĩnh vực chính trị và quản trị công, tỉ lệ đại diện nữ, đặc biệt là tỉ lệ nữ giới nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp có sự thay đổi qua các thời kỳ. Ở cấp cao nhất, trong suốt 2 thập kỷ qua luôn có Phó Chủ tịch Nước là nữ và mới đây nhất Việt Nam có nữ đầu tiên làm Chủ tịch QH, số lượng thành viên nữ tại Bộ Chính trị cũng đã tăng lên kể từ năm 2013. Ở QH, số lượng đại biểu nữ biến động rất mạnh kể từ năm 1946. Trong giai đoạn từ năm 1975 - 1976, số lượng đại biểu nữ đạt mức cao nhất là 32% (khóa V) và giảm còn 24,4% trong năm 2011 (khóa XIII). Trong 3 khóa QH gần đây, số lượng đại biểu nữ trong QH đã sụt giảm, cần phải thay đổi xu hướng này nhằm đạt được mục tiêu tối thiểu 35% - 40% nữ đại biểu trong QH mà Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược Quốc gia về BĐG đề ra. Việt Nam đang đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á về tỉ lệ nữ ĐBQH, sau Đông Timor, Philippines, Lào. 
 
Ở các tỉnh, thành phố, số lượng nữ trong HĐND các cấp dao động từ 24% -27% và có xu hướng ngày càng tăng trong 3 khóa gần đây. Ở cấp xã có sự gia tăng đáng kể về số lượng từ 14,3% (năm 1994) lên 27,7% (năm 2011). Tỉ lệ phụ nữ giữ vị trí Chủ tịch HĐND rất thấp, chiếm 1,56% ở cấp tỉnh và 4,09% ở cấp xã. Trên thực tế, tỉ lệ phụ nữ thường giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐND nhiều hơn và có sự gia tăng đáng kể trong vài nhiệm kỳ gần đây. Chiến lược Quốc gia về BĐG đã thể hiện rõ quyết tâm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý nhằm thu hẹp dần khoảng cách về giới trong hệ thống chính trị. Mục tiêu phấn đấu đạt tỉ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 từ 25% trở lên; tỉ lệ nữ ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 trên 35%. 
 
Thực hiện Chiến lược Quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020, tại Lâm Đồng, trong 5 năm qua, công tác đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ ở địa phương ngày càng được chú trọng. Tỷ lệ nữ đại biểu QH của Lâm Đồng chiếm 42,9%, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh chiếm 32%, cấp huyện 22,8%, cấp xã 21%, tỷ lệ trung bình 29,4%. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đã có bước tăng đáng kể so với nhiệm kỳ trước, cấp cơ sở: UVBCH 390/1.800, chiếm 20,8% (nhiệm kỳ trước 16,8%); cấp huyện: UVBCH: 84/557, chiếm 14,1% (nhiệm kỳ trước 12,9%); cấp tỉnh: UVBCH: 10/54, chiếm 18,5% (nhiệm kỳ trước 10,9%); tỉ lệ trung bình các cấp là 17,8%.
 
Bà Phạm Thị Mỹ Huyền - TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Chương trình hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ được triển khai tại Lâm Đồng hơn 20 năm qua, đặc biệt, trong nhiệm kỳ này, mục tiêu Vì sự tiến bộ của phụ nữ đạt kết quả khả quan. Cụ thể, thực hiện BĐG trong lĩnh vực chính trị, Lâm Đồng là 1 trong 28 tỉnh có tỉ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy cao (trên 18%). Chuẩn bị bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, qua hiệp thương lần thứ I giới thiệu tỉ lệ nữ tham gia ĐBQH đơn vị tỉnh là 6/15, đạt tỉ lệ 40%; giới thiệu nữ ứng cử viên HĐND tỉnh 42/114, đạt tỉ lệ 36%; nữ ứng cử viên HĐND huyện 267/751, đạt tỉ lệ 35,5%; còn có 60/147 xã, phường, thị trấn giới thiệu tỉ lệ nữ ứng cử HĐND cấp xã, phường đạt dưới 35%. Sau hiệp thương lần thứ I, Hội LHPN tỉnh đã kịp thời kiểm tra việc triển khai công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp và làm việc với các huyện có các xã tỉ lệ nữ được giới thiệu ứng cử HĐND các cấp dưới 35% để có giải pháp cho hiệp thương lần thứ 2, 3 có tỉ lệ nữ tham gia ứng cử đúng theo quy định.
 
AN NHIÊN