Về vụ mổ sinh làm rách da đầu trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng

05:05, 31/05/2016

Trưa ngày 31/5, tại Phòng đơn nguyên sơ sinh của Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, anh Hồ Tiến Phúc (30 tuổi) cho biết, từ cuối tuần qua, anh đã gọi 3 cuộc điện thoại vào Đường dây nóng của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (2 cuộc) và Sở Y tế Lâm Đồng (1 cuộc) để phản ánh tình hình sức khỏe của cháu bé Hồ Nguyễn Quỳnh Như - con gái của anh, đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Nhi.

Trưa ngày 31/5, tại Phòng đơn nguyên sơ sinh của Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, anh Hồ Tiến Phúc (30 tuổi) cho biết, từ cuối tuần qua, anh đã gọi 3 cuộc điện thoại vào Đường dây nóng của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (2 cuộc) và Sở Y tế Lâm Đồng (1 cuộc) để phản ánh tình hình sức khỏe của cháu bé Hồ Nguyễn Quỳnh Như - con gái của anh, đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Nhi.
 
Anh Hồ Tiến Phúc - bố của cháu bé sơ sinh cho biết gia đình rất lo lắng khi phát hiện vết chỉ khâu và cục bướu trên đầu của bé
Anh Hồ Tiến Phúc - bố của cháu bé sơ sinh cho biết gia đình rất lo lắng khi phát hiện vết chỉ khâu và cục bướu trên đầu của bé
Anh Phúc cho biết: “Sau 4 ngày kể từ khi con tôi được sinh mổ xong chuyển từ Khoa Sản sang Khoa Nhi, gia đình phát hiện có vết chỉ may trên đầu bé và một cục bướu gần đỉnh đầu nên rất lo lắng. Gia đình có yêu cầu bệnh viện giải thích thì được một lãnh đạo của BVĐK tỉnh nói rằng vết rách may lại không mất máu, không ảnh hưởng đến não của bé. Nhưng gia đình cho rằng, lời giải thích chưa thỏa đáng nên vẫn còn bức xúc. Tại sao em bé khi sinh ra có vết khâu trên đầu nhưng bác sĩ không thông báo cho gia đình chúng tôi biết? Vết rách này và cục bướu xuất hiện trên đầu bé có ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khỏe của bé không? Tại sao Bệnh viện không có xin lỗi gia đình về việc này.
 
BS Lê Văn Tiến - Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, người phát ngôn của BVĐK tỉnh cho biết: Ngày 30/5, Ban Giám đốc bệnh viện, Khoa Sản, Khoa Nhi và Phòng Kế hoạch Tổng hợp đã tổ chức họp để thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Y tế Lâm Đồng về việc báo cáo tình hình bệnh nhân: Bé gái con bà Trần Thị Thanh Lan và ông Hồ Tiến Phúc đang điều trị tại Khoa Nhi - BVĐK Lâm Đồng. 
 
Sự việc ghi nhận như sau: Lúc 4 giờ 15 phút ngày 14/5/2016, sản phụ Trần Thị Thanh Lan, 29 tuổi, ở Phát Chi, Trạm Hành - Đà Lạt vào nhập viện tại Khoa Phụ sản - BVĐK Lâm Đồng với lý do vỡ ối. Sản phụ được thăm khám và ghi nhận: tiền sử khám thai đa ối - suy thai trường diễn, các chỉ số sinh hiệu bình thường, tim thai 140 lần/1phút, ngôi đầu, cổ tử cung đóng. Kết quả siêu âm có 1 thai đang phát triển trong tử cung 35 tuần tuổi, bị thiểu ối, cân nặng 2.100 gam được chẩn đoán: Thai lần nhất 38 tuần, ngôi đầu, ối vỡ non, thai chậm tăng trưởng.
 
Bệnh nhân và người nhà đã được giải thích tình hình của thai nhi, tiên lượng nặng, có thể tử vong sơ sinh nên người nhà yêu cầu BS Nguyễn Hải Lê - Phó trưởng Khoa Sản, trực tiếp mổ lấy thai. 
 
Lúc 8 giờ 5 phút ca mổ tiến hành, sản phụ được mổ ngang đoạn dưới tử cung, bắt ra bằng đầu 1 bé gái, cân nặng 1.900 gam, chỉ số hô hấp của trẻ bình thường. Trong quá trình phẫu thuật trẻ bị rách da đầu khoảng 2cm trên tai trái do mũi kéo, không chảy máu và BS Lê đã trực tiếp báo cho sản phụ biết.
 
Đến 10 giờ 5phút ngày 14/5 trẻ bú kém, hội chẩn chuyển Khoa Nhi điều trị, vào Khoa Nhi ghi nhận: mạch 140 lần/1 phút, nhiệt 36,50 C; cân nặng 1.900 gam; tim đều, phổi thô, vết rách da đầu khoảng 2cm đã khâu bằng chỉ tiêu. Bệnh nhi được chẩn đoán: Theo dõi nhiễm trùng sơ sinh và suy dinh dưỡng bào thai. Bệnh nhi được điều trị kháng sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch, hỗ trợ hô hấp. 
 
Đến ngày 17/5, bệnh nhi này nằm yên, cử động kém, không bú được, không sốt, da môi hồng, không có nhịp tự thở - đang thở máy; tim đều, phổi thông khí đều hai bên/thở máy, thóp phẳng vết rách da đầu khô. Bệnh nhi được cho chụp CT Scanner, kết quả: Hình ảnh phù não chất trắng, rộng bể lớn, không thấy bất thường xương hộp sọ, không thấy bất thường phần mềm hộp sọ. Bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh / dị tật não bẩm sinh / suy dinh dưỡng bào thai. 
 
Sản phụ đã xuất viện từ ngày 19/5 nhưng bệnh nhi vẫn nằm chăm sóc đặc biệt, hiện tại đã qua 17 ngày tuổi, bệnh nhi nằm yên, cử động kém, không có nhịp tự thở, được điều trị thở máy, kháng sinh, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. BVĐK tỉnh kết luận tình trạng bệnh nặng của trẻ là do bệnh lý não bẩm sinh, vết rách da đầu không ảnh hưởng đến tình trạng của trẻ.                       
 
AN NHIÊN