Thư viện là lực lượng nòng cốt gìn giữ di sản văn hoá thành văn của dân tộc và xây dựng xã hội học tập

03:06, 02/06/2016

(LĐ online) - Ngày 2/6, tại Đà Lạt, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã tổ chức tổng kết 5 năm hoạt động hệ thống thư viện công cộng Việt Nam (2011 – 2015) với sự tham dự của hơn 200 cán bộ thư viện đến từ 63 tỉnh, thành trong cả nước; ông Huỳnh Vĩnh Ái – Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL đã chủ trì hội nghị.

(LĐ online) - Ngày 2/6, tại Đà Lạt, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã tổ chức tổng kết 5 năm hoạt động hệ thống thư viện công cộng Việt Nam (2011 – 2015) với sự tham dự của hơn 200 cán bộ thư viện đến từ 63 tỉnh, thành trong cả nước; ông Huỳnh Vĩnh Ái – Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL đã chủ trì hội nghị.
 
Sách và thư viện góp phần xây dựng xã hội học tập, môi trường học tập ngoài nhà trường và học tập suốt đời
Sách và thư viện góp phần xây dựng xã hội học tập, môi trường học tập ngoài nhà trường và học tập suốt đời
5 năm qua, hệ thống thư viện công cộng Việt Nam luôn làm tốt công tác gìn giữ di sản văn hoá thành văn của dân tộc. Hệ thống thư viện không ngừng tăng cường và nâng cao chất lượng vốn tài liệu  nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng sách, báo ngày càng cao của cộng đồng. Đã bổ sung mới hơn 4 triệu bản sách, đưa tổng số sách của hệ thống thư viện công cộng cả nước lên 37.961.114 bản sách; bình quân 232.855 bản/thư viện tỉnh, 11.092 bản/thư viện cấp huyện; đạt 0,42 bản sách/người dân.
 
Hàng năm, hệ thống đạt 18 triệu lượt bạn đọc, lượt sách báo luân chuyển đạt 36,7 triệu lượt/năm. 5 năm  đã thành lập mới 34 thư viện cấp huyện đưa tổng số thư viện huyện lên 660/ 700 đơn vị hành chính cấp huyện cả nước; thành lập mới gần 1000 phòng đọc sách cơ sở, giảm 1.378 thư viện cấp xã.
 
Đến nay đã có 1.675 cán bộ thư viện tỉnh (26 cán bộ/thư viện), 73% có trình độ đại học trở lên; 1.182 cán bộ thư viện huyện (1,7 cán bộ/thư viện), trên 50% cán bộ có trình độ đại học. 100% thư viện tỉnh, khoảng 400 thư viện huyện đã thực hiện tin học hoá trong hoạt động.
 
Phát biểu tại lễ tổng kết, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ cán bộ thư viện. Đồng thời nhấn mạnh: Cùng với thư viện trường học, thư viện tư nhân, hệ thống thư viện công cộng là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng xã hội học tập, hình thành thói quen đọc sách, làm lan toả văn hoá đọc trong nhân dân, góp phần hình thành lối sống văn hoá lành mạnh, nâng cao đạo đức xã hội. Đứng trước những thách thức mới của thời đại phát triển công nghệ số, hệ thống thư viện công cộng Việt Nam phải tiếp tục không ngừng phát triển trở thành trung tâm thông tin, văn hoá, giáo dục hữu ích cho việc học tập suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân.
 
Những mô hình, những kinh nghiệm của các thư viện công cộng trong cả nước là bài học quý rút ra từ 5 năm hoạt động đã được thảo luận sôi nổi nhằm mở ra những hướng phát triển mới của hệ thống thư viện. Có thể kể các tham luận của các đơn vị: Thư viện tư nhân – một mô hình hoạt động cần nhân rộng và rất cần sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền (Thư viện tư nhân Phùng Thế Cường); những mô hình hoạt động mới và hiệu quả tại Thư viện quận 6 – Tp.Hồ Chí Minh (Trần Văn Hồng – Trung tâm văn hoá Q.6); hoạt động các thư viện cấp huyện và cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Ngô Văn Thực – Giám đốc Thư viện Bắc Ninh); củng cố và phát triển hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn Tây Ninh (Bùi Minh Tuấn – Phó Giám đốc Thư viện tây Ninh)…
 
QUỲNH UYỂN