Huyện Bảo Lâm có hơn 79.000 ha rừng và đất rừng, trong đó, rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) gần 50.000 ha. Từ năm 2011, diện tích này đã được giao khoán cho các doanh nghiệp, tập thể cộng đồng và người dân nhận khoán quản lý, bảo vệ. Mức chi trả nhận khoán quản lý, bảo vệ theo DVMTR hàng năm khoảng 20 tỷ đồng.
Huyện Bảo Lâm có hơn 79.000 ha rừng và đất rừng, trong đó, rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) gần 50.000 ha. Từ năm 2011, diện tích này đã được giao khoán cho các doanh nghiệp, tập thể cộng đồng và người dân nhận khoán quản lý, bảo vệ. Mức chi trả nhận khoán quản lý, bảo vệ theo DVMTR hàng năm khoảng 20 tỷ đồng.
Theo đánh giá của UBND huyện Bảo Lâm tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR mới đây, việc giao khoán và chi trả DVMTR đã tạo cho người dân có thêm công ăn, việc làm và tăng thêm thu nhập. Từ đó, bà con ý thức được quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Mặt khác, người dân nhận khoán QLBVR theo chính sách chi trả DVMTR hầu hết là người dân sinh sống tại địa phương, nên các vụ việc phá rừng, khai thác rừng trái phép được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn để xảy ra tình trạng phá rừng; nạn phá rừng, xâm hại tài nguyên rừng tuy có hạn chế, nhưng còn ở mức độ cao. Do vậy, UBND huyện yêu cầu các đơn vị chủ rừng và người nhận khoán phải có trách nhiệm trong việc giữ rừng; Hạt kiểm lâm, cán bộ Kiểm lâm địa bàn, Ban Lâm nghiệp các xã kiểm tra để đôn đốc, nhắc nhở chủ rừng và người nhận khoán cần có ý thức trong việc quản lý, bảo vệ diện tích được cung ứng DVMTR và kịp thời xác minh, xử lý các vụ việc vi phạm.
XL