Theo dự báo tình hình mưa bão năm 2016 và các năm tiếp theo, trên địa bàn huyện Lạc Dương có nguy cơ xảy ra các vùng lũ ống, lũ quét do bão mạnh kèm theo mưa lớn gây ra ở các thôn Đưng K'Nớ 1, 2; Lán Tranh (xã Đưng K'Nớ); Tu Poh (xã Đạ Chais) và các tổ dân phố Đăng Lèn, Đồng Tâm, Đăng Kia (thị trấn Lạc Dương).
Theo dự báo tình hình mưa bão năm 2016 và các năm tiếp theo, trên địa bàn huyện Lạc Dương có nguy cơ xảy ra các vùng lũ ống, lũ quét do bão mạnh kèm theo mưa lớn gây ra ở các thôn Đưng K’Nớ 1, 2; Lán Tranh (xã Đưng K’Nớ); Tu Poh (xã Đạ Chais) và các tổ dân phố Đăng Lèn, Đồng Tâm, Đăng Kia (thị trấn Lạc Dương).
Tiếp theo là những khu vực có thể xảy ra ngập úng như: Đăng Lèn, Đồng Tâm, Hợp Thành, Đăng Kia, B’Nơ B (thị trấn Lạc Dương); Păng Tiêng, Đạ Nghịt (xã Lát); Đạ Đum 1, 2 (xã Đạ Sar); K’Long Lanh, Đưng K’Si (xã Đạ Chais).
Ngoài ra, tại các vùng địa hình độ dốc lớn, nền địa chất yếu, rất dễ sạt lở đất khi mưa lớn, bão mạnh ở huyện Lạc Dương như: thôn 1, 2 (xã Đưng K’Nớ); Đưng K’Si (xã Đạ Chais); dọc các tuyến đường Tỉnh lộ 722, Quốc lộ 27C. Riêng 3 công trình thủy lợi nhỏ, tổng dung tích dưới 500.000 m³ cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong mùa mưa bão.
Huyện Lạc Dương đã thông qua các phương án phòng tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn gồm: phương châm “4 tại chỗ”, huy động các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, tình nguyện viên, phương tiện ô tô, xuồng máy; lương thực, thực phẩm, thuốc men dùng đủ cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn tối thiểu trong 10 ngày…
VĂN VIỆT