Ngày Đái tháo đường (ĐTĐ) thế giới (14/11/2016) được Bộ Y tế phát động với chủ đề "Hãy cảnh giác với bệnh ĐTĐ" nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ĐTĐ và điều trị kịp thời nhằm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não, bệnh lý mạch vành…
Ngày Đái tháo đường (ĐTĐ) thế giới (14/11/2016) được Bộ Y tế phát động với chủ đề "Hãy cảnh giác với bệnh ĐTĐ" nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ĐTĐ và điều trị kịp thời nhằm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não, bệnh lý mạch vành…
* Khám và điều trị cho 15.220 lượt bệnh nhân
Ngày Đái tháo đường (ĐTĐ) thế giới (14/11/2016) được Bộ Y tế phát động với chủ đề “Hãy cảnh giác với bệnh ĐTĐ” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ĐTĐ và điều trị kịp thời nhằm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não, bệnh lý mạch vành…
Bên cạnh các yếu tố khách quan gây bệnh ĐTĐ như di truyền, lão hóa thì nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh là do lối sống thiếu lành mạnh với các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia. 70% số ca mắc mới ĐTĐ có thể phòng tránh được nếu chúng ta áp dụng các lối sống lành mạnh; khám sức khỏe thường xuyên, trong đó có xét nghiệm đường huyết để phát hiện sớm tình trạng tiền ĐTĐ cũng như bệnh ĐTĐ để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh hoặc xuất hiện biến chứng của bệnh.
Dự án phòng chống bệnh ĐTĐ tại Lâm Đồng triển khai từ năm 2012-2015 tại 5 xã thuộc Đức Trọng và Bảo Lộc, hiện đang xây dựng kế hoạch phòng chống ĐTĐ giai đoạn 2016-2020. Từ đầu năm đến nay, dự án ĐTĐ đã khám và điều trị cho 15.220 lượt bệnh nhân ĐTĐ và tiền ĐTĐ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện II Lâm Đồng, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh và 2 huyện, thành phố có triển khai dự án phòng chống bệnh ĐTĐ.
AN NHIÊN