Cấp đất ở, đất sản xuất và quản lý việc chuyển nhượng đất đai ở vùng đồng bào DTTS đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định, phát triển KT - XH. Từ thực tế đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 và Quyết định 08/2015/QĐ-UBND ngày 30/1/2015 về "Giải quyết đất và quản lý chuyển nhượng đất trong vùng đồng bào DTTS".
Cấp đất ở, đất sản xuất và quản lý việc chuyển nhượng đất đai ở vùng đồng bào DTTS đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định, phát triển KT - XH. Từ thực tế đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 và Quyết định 08/2015/QĐ-UBND ngày 30/1/2015 về “Giải quyết đất và quản lý chuyển nhượng đất trong vùng đồng bào DTTS”. Thực hiện hai quyết định trên của UBND tỉnh, UBND huyện Lạc Dương đã chỉ đạo các ngành chức năng huyện phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn làm tốt công tác cấp đất, quản lý việc chuyển nhượng đất trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, góp phần ổn định cuộc sống và phát triển KT - XH tại địa phương.
Lạc Dương là huyện có đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ lớn trên 72%, với 100% các xã, thị trấn đều có đồng bào DTTS, trong đó có nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua kiểm tra, rà soát, toàn huyện có 153 hộ nghèo đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất, với tổng diện tích 492.701 m
2, trong đó có 443.431 m
2 đất để sản xuất, 49.270 m
2 đất để làm đường giao thông nội đồng. Ngày 23/10/2014, UBND huyện Lạc Dương có Tờ trình số 53/TTr-UBND về việc “Đề nghị thu hồi và chuyển mục đích từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp để giao cho các hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn huyện”. Tuy nhiên, đến nay chưa có quyết định đồng ý cho chuyển mục đích sử dụng đất của UBND tỉnh, nên chưa có quỹ đất để giao cho 153 hộ nghèo đồng bào DTTS như kết quả đã kiểm tra, rà soát.
Đối với công tác quản lý, chuyển nhượng đất đai trong vùng đồng bào DTTS theo Quyết định 08/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh, UBND huyện Lạc Dương đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Dân tộc, phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình thực tế trong các vùng đồng bào DTTS. Qua kiểm tra, rà soát, đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 303 hộ đồng bào DTTS đã tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với diện tích chuyển nhượng 132,2 ha. Các hộ tiến hành chuyển nhượng này đều tuân thủ đúng quy định của nhà nước về việc mua bán, sang nhượng đất đai, góp phần đảm bảo được phần nào quỹ đất cho các hộ đồng bào DTTS canh tác, sản xuất, để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều hộ đồng bào DTTS đã tiến hành mua bán, sang nhượng đất trái phép dưới hình thức viết tay, không thông qua đến chính quyền địa phương, xã, thị trấn và các cơ quan chức năng nhà nước làm thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước. Đặc biệt, có không ít hộ người Kinh lợi dụng sự kém hiểu biết, pháp luật của đồng bào DTTS để “lén lút” mua bán, sang nhượng đất đai của đồng bào DTTS, đẩy họ vào tình trạng thiếu đất sản xuất, phải lấn chiếm đất rừng trái phép, hoặc đề nghị chính quyền địa phương cấp đất sản xuất, gây áp lực lớn về nhu cầu đất đai trên địa bàn huyện.
Từ thực tế nói trên, ông Phạm Triều - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương có những kiến nghị với UBND tỉnh và Sở Tài nguyên - Môi trường như sau: Để có quỹ đất giao cho các hộ đồng bào DTTS theo Đề án phê duyệt tại Quyết định số 2217/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường sớm trình UBND tỉnh cho chuyển mục đích sử dụng 492.701 m
2 đất nói trên, để Lạc Dương có cơ sở lập thủ tục giao đất cho các hộ nghèo đồng bào DTTS của huyện theo đúng quy định của Nhà nước. Mặt khác, để việc mua bán, sang nhượng, tặng, cho, cho thuê đất của các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Lạc Dương đúng với Quyết định 08/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh, thì cần: Những trường hợp hộ đồng bào DTTS khi chuyển nhượng QSD đất cho thực hiện kê khai mức hạn điền đối với diện tích chưa được cấp giấy CNQSD, nhưng có xác nhận của UBND cấp xã và diện tích này phải được đo đạc, đăng ký đất đai để kiểm soát diện tích đất sản xuất. Đối với những trường hợp chuyển nhượng QSD đất của các thành viên trong gia đình có quan hệ huyết thống, cùng hộ khẩu thì được phép chuyển nhượng. Đối với đất có nguồn gốc nhận chuyển nhượng, thì không tính hạn mức cho phép chuyển nhượng. Đối với trường hợp không còn khả năng lao động, thì đề xuất quy định cho chuyển nhượng đất đối với các cá nhân đã hết tuổi lao động theo luật, hoặc có xác nhận của bệnh viện do sức khỏe không còn khả năng lao động. Đối với trường hợp chuyển nhượng QSD đất, nếu hộ gia đình, cá nhân có giấy CNQSD đất mà diện tích tối thiểu còn lại của mỗi hộ gia đình lớn hơn, hoặc bằng 0,6 ha, thì không cần xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất, mà hộ gia đình tự cam kết và photo công chứng giấy chứng nhận kèm theo. Đối với trường hợp chuyển nhượng QSD đất của đồng bào DTTS, mà diện tích chuyển nhượng có một phần đất sản xuất nông nghiệp nhỏ hơn 500 m
2 (không đủ điều kiện hình thành thửa đất nông nghiệp theo quy định) nằm liền kề với đất ở và được quy hoạch là đất ở, đề nghị xem xét khi chuyển nhượng được xem như là đất ở, không áp dụng hạn mức đất sản xuất tối thiểu khi thực hiện chuyển nhượng theo Quyết định 08/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Đặc biệt, chính quyền các cấp, các ngành chức năng của huyện sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để hạn chế tối đa các trường hợp mua bán, sang nhượng trái phép đất đai trong vùng đồng bào DTTS của huyện, góp phần ổn định quỹ đất sản xuất, ổn định cuộc sống cho đồng bào DTTS của huyện.
HOÀNG ÐẠI HUYNH