Nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn

06:11, 03/11/2016

Chiều ngày 3/11, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu đề tài "Nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lâm Đồng" do Trường Cán bộ dân tộc chủ trì thực hiện.

Chiều ngày 3/11, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lâm Đồng” do Trường Cán bộ dân tộc chủ trì thực hiện.
 
Theo số liệu báo cáo về công tác dân tộc, tôn giáo năm 2014 từ Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh có 36 xã đặc biệt khó khăn và xã an toàn khu, với tổng số hộ là: 33.379 hộ; số hộ người DTTS:18.885 hộ (chiếm tỷ lệ 56,6%). 
 
Để từng bước nâng cao chất lượng sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, mục tiêu phấn đấu phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2015-2020 là: “Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; tập trung ưu tiên nguồn lực cho các xã, thôn nghèo vùng đặc biệt khó khăn, phát triển kinh tế vùng đặc biệt khó khăn, phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, quan tâm công tác giảm nghèo bền vững, nhất là giảm nghèo vùng đồng bào DTTS”.
 
Từ thực tiễn trên, đề tài trên đã được triển khai nghiên cứu tại 3 huyện Bảo Lâm, Lạc Dương và Đức Trọng (đại diện cho địa bàn cư trú của các nhóm dân tộc) với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò tích cực của người phụ nữ đồng bào DTTS đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. 
 
Đặc biệt, đề tài đã xây dựng được 3 mô hình phát huy, nâng cao vai trò của phụ nữ DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình ở địa phương đến năm 2020 để triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Bao gồm các mô hình: Kinh tế hộ gia đình; Gia đình văn hóa và Phụ nữ trong hệ thống chính trị.
 
THY VŨ